thumbnail - "Vạch trần" bí mật chuỗi cung ứng chip: Tự chủ 100% chỉ là ảo tưởng, không ai có thể sở hữu cả chuỗi cung ứng
Giáp Lê
Hà Nội

"Vạch trần" bí mật chuỗi cung ứng chip: Tự chủ 100% chỉ là ảo tưởng, không ai có thể sở hữu cả chuỗi cung ứng

Với những rào cản cả chủ quan lẫn khách quan, giấc mơ tự chủ ngành bán dẫn của nhiều cường quốc được dự đoán khó xảy ra. Các chuyên gia cho rằng mục tiêu dễ hơn là tìm kiếm các đối tác có chung lợi ích lâu dài, hòng đảm bảo sự liên tục của nguồn cung vật liệu, máy móc, qua đó giữ cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 

"Vạch trần" bí mật chuỗi cung ứng chip: Tự chủ 100% chỉ là ảo tưởng, không ai có thể sở hữu cả chuỗi cung ứng 

Con đường dài đến với tự chủ

Trung Quốc là ví dụ điển hình của việc không phải cứ bỏ hàng trăm tỷ USD là mọi thứ đều trôi chảy. Ngay từ năm 2014, Bắc Kinh đã khởi động giai đoạn đầu của Quỹ Đầu tư Công nghiệp Vi mạch Trung Quốc, hay còn gọi là Quỹ Lớn, với số tiền lên đến 138,7 tỷ nhân dân tệ (20,7 tỷ USD). Đợt rót vốn tiếp theo là năm 2009 với 204 tỷ nhân dân tệ. Ngoài ra, Quỹ hạt giống quốc gia sau khi được thành lập đã đầu tư thêm 500 tỷ nhân dân tệ từ khu vực tư nhân và chính quyền địa phương, giai đoạn hai dự kiến kêu gọi thêm 1 nghìn tỷ nhân dân tệ. Theo dữ liệu của IC Insights, Trung Quốc đã tăng sản lượng chip nội địa lên 16,7% vào năm 2021.

Theo lý thuyết, nếu càng nhiều quốc gia tự chủ, năng lực sản xuất sẽ vượt qua nhu cầu của cả thế giới. Chuyên gia trong ngành cũng cho biết những khoản đầu tư trên không thực sự mang lại giá trị kinh tế. Điển hình trong nhiều trường hợp, các nhà máy chỉ được xây dựng, nếu có lộ trình trợ cấp đầy đủ trong thời gian dài, đồng nghĩa phải tốn rất nhiều tiền của. Nhu cầu mua sắm thiết bị điện tử cũng giảm dần, nguy cơ từ suy thoái kinh tế không ngừng tăng lên, tất cả cùng phủ lớp màn đen lên tương lai ngành chip. 

"Vạch trần" bí mật chuỗi cung ứng chip: Tự chủ 100% chỉ là ảo tưởng, không ai có thể sở hữu cả chuỗi cung ứng 

TSMC đang xây dựng một nhà máy bán dẫn tại Nhật Bản

Liebermann của BASF nói rằng xây dựng một chuỗi cung ứng chip trong nước là một "hành trình dài hạn với quy mô rất lớn. Sẽ mất rất nhiều thời gian và rất nhiều chi phí, bên cạnh đó chi phí sẽ chỉ hợp lý nếu tỷ lệ sử dụng của những nhà máy mới có thể đáp ứng được nhu cầu, đương nhiên nhu cầu cũng phải đủ cao".

Không thể sở hữu cả chuỗi cung ứng chip

Simon H.H. Wu, chủ tịch của San Fu Chemical, một nhà cung cấp hóa chất trong ngành chip Đài Loan, cho rằng xung đột địa chính trị cùng các rào cản thương mại đang cản trở quá trình toàn cầu hóa, nơi mà ngành công nghiệp chip được sinh ra.

“Đây không còn là kỷ nguyên của thương mại tự do. Bất kỳ quốc gia nào kiểm soát một số tài nguyên thiên nhiên hoặc công nghệ quan trọng đều muốn bảo vệ và tận dụng chúng vì lợi ích kinh tế - chính trị trong nước. Những gì các công ty có thể làm là tìm thêm đồng minh và đối tác để giảm bớt gián đoạn tiềm ẩn.

Luôn có thứ bạn cần nhập khẩu và vận chuyển từ một nơi khác, quốc gia hoặc thậm chí lục địa. Nếu bạn không có đá phốt phát, làm thế nào sản xuất axit photphoric để tạo ra chip? Nếu không có flo, làm thế nào bạn sản xuất fluoropolyme? Dù nỗ lực lớn đến đâu, không thể di chuyển tất cả mỏ và tài nguyên về kế bên đất nước” - Wu nói.

JT Hsu, người đứng đầu bộ phận bán dẫn và vật liệu tại BCG, cho biết tình trạng thiếu hụt chip là lời cảnh báo mọi quốc gia cần chuẩn bị năng lực "dư thừa". Nhằm tạo ra 1 bộ đệm vững chắc cho ngành công nghiệp hấp thụ các cú sốc trong tương lai. Ông nói thêm: “Gần như không thể và không thực tế rằng 1  quốc gia hoặc khu vực nào đó có thể tự lực 100%. Điều đó không thể bây giờ và có thể vẫn không thể trong tương lai”.


>>> Phần 1: TSMC KHÔNG THỂ SỐNG THIẾU HÀNG NHẬT VÀ MỸ

>>> Phần 2: ĐẾN VAN VÀ ỐNG CŨNG PHẢI XỊN VÀ CHUẨN

>>> Phần 3: CẢ THẾ GIỚI TRÔNG CẬY VÀO 1 HÃNG SẢN XUẤT MÁY QUANG KHẮC EUV

Nguồn: Nikkei 

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác