Vì sao Mỹ thất bại trong việc hạ bệ Huawei bằng cấm vận?

TienCM

Pearl
Sự phục hồi của công ty công nghệ Trung Quốc cho thấy những hạn chế của chiến lược trừng phạt của Mỹ.
Vì sao Mỹ thất bại trong việc hạ bệ Huawei bằng cấm vận?
Việc Huawei quay trở lại thị trường smartphone vào tháng 8 năm ngoái với mẫu điện thoại 5G cạnh tranh với iPhone của Apple đã gây ngạc nhiên cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ, những người cho rằng các lệnh trừng phạt của Washington đã khiến công ty này bị loại khỏi cuộc đua trên thị trường công nghệ toàn cầu.
Năm nay, Huawei có vẻ sẽ tiếp tục khẳng định khả năng cạnh tranh toàn diện một lần nữa trên thị trường toàn cầu về smartphone, thiết bị thông minh và thiết bị viễn thông. Đây sẽ là thời điểm Washington cần suy nghẫm để nhận ra rằng các biện pháp trừng phạt tiếp theo sẽ chỉ mang lại tác dụng giảm dần trong việc cản trở Huawei và tìm cách điều chỉnh lại chiến lược chiến tranh công nghệ của Mỹ.
Năm nay, các nhà phân tích dự báo Huawei có thể xuất xưởng tới 100 triệu chiếc smartphone. Còn số này vẫn còn kém Apple và Samsung Electronics hoặc mức đỉnh cao nhất của họ là 240,6 triệu smartphone xuất xưởng vào năm 2019, nhưng đánh dấu sự phục hồi lớn so với con số 30,5 triệu smartphone mà hãng đã phân phối vào năm 2022. Kết quả đó cũng đưa Huawei quay trở lại top 5 thương hiệu điện thoại lớn nhất thế giới.
Hoạt động kinh doanh thiết bị viễn thông của Huawei, trọng tâm ban đầu của công ty, thậm chí còn phát triển tốt hơn dưới áp lực của Mỹ, với thị phần toàn cầu bị mất không đáng kể từ năm 2019.
Điều này phần lớn là do vai trò dẫn đầu của Huawei trong việc xây dựng mạng 5G của Trung Quốc. Thị trường nội địa khổng lồ đã giúp Huawei bù đắp tổn thất kinh doanh tại các thị trường mà Hoa Kỳ đã vận động thành công các cơ quan chức năng hạn chế sự hiện diện của Huawei vì có nguy cơ bảo mật tiềm ẩn, chẳng hạn như Úc.
Với việc kinh doanh thiết bị viễn thông ổn định, doanh số bán điện thoại phục hồi và các ngành kinh doanh mới như hệ thống ô tô cất cánh, doanh thu của Huawei đã tăng 9% lên hơn 700 tỷ nhân dân tệ (97,7 tỷ USD) vào năm 2023, trở lại mức đỉnh cao tương đương năm 2020.
Thành công này có ý nghĩa sâu sắc không chỉ với Huawei, vì nó cho thấy các công ty Trung Quốc đang tìm cách bắt đầu sản xuất chất bán dẫn tiên tiến trên quy mô lớn bất chấp những nỗ lực của Mỹ nhằm hạn chế sự phát triển công nghệ bán dẫn của Trung Quốc.
Vì sao Mỹ thất bại trong việc hạ bệ Huawei bằng cấm vận?
Với các vi mạch được nhúng trong mẫu Mate 60 Pro đầu bảng mới của Huawei, Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC), nhà sản xuất chip theo hợp đồng hàng đầu của Trung Quốc, năm ngoái đã chứng minh khả năng sản xuất các chip tiên tiến. Việc đáp ứng mục tiêu xuất xưởng ít nhất 60 triệu điện thoại trong năm nay của Huawei sẽ là một bài kiểm tra then chốt đối với ngành sản xuất chip ngày càng độc lập của Trung Quốc.
Một số nhà phân tích dự đoán sự phục hồi doanh số bán điện thoại đang tạo tiền đề cho HarmonyOS, hệ điều hành tự phát triển của Huawei, có khả năng thay thế iOS của Apple để trở thành hệ điều hành được sử dụng nhiều thứ hai tại Trung Quốc vào cuối năm nay, chỉ sau Android của Google.
Phiên bản mới nhất của hệ điều hành, HarmonyOS NEXT, đã được chia sẻ với các nhà phát triển vào tháng trước. Là một hệ điều hành hoàn toàn của Trung Quốc, nó đánh dấu sự độc lập của Huawei khỏi Android. Do đó, các nhà phát triển ứng dụng sẽ phải xây dựng các phiên bản mới cho sản phẩm của mình để đảm bảo khả năng tương thích với các thiết bị HarmonyOS.
Cho đến nay, Huawei đã lôi kéo các nhà phát triển của hơn 200 ứng dụng phổ biến của Trung Quốc tham gia phiên bản HarmonyOS. Hiện tại, HarmonyOS đang được sử dụng trên khoảng 800 triệu thiết bị, bao gồm cả máy tính bảng và máy tính xách tay.
Rất có thể trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn từ Washington. Nếu chuỗi cung ứng bán dẫn của nước này trở nên tự chủ và hầu hết các thiết bị Trung Quốc bắt đầu chạy trên hệ điều hành sản xuất trong nước, chính sách cấm vận công nghệ của Washington sẽ trở nên vô cùng hạn chế.
Tại sao các biện pháp trừng phạt của Mỹ tỏ ra không hiệu quả? Trong những năm qua, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đã để lại những kẽ hở cho Huawei trong việc dự trữ và chuẩn bị nguồn cung. Hơn nữa, hàng thập kỷ hội nhập và vị trí công xưởng của thế giới đã cho phép Trung Quốc tích lũy đủ nhân tài và chuyên môn để xây dựng nền tảng công nghệ tự lực.
Người chủ chốt đằng sau bước đột phá công nghệ của SMIC với những con chip tiên tiến mà hãng này đang cung cấp cho Huawei chính là đồng CEO Liang Mongsong.
Được mệnh danh là “nhà ảo thuật chip” của Đài Loan, Liang Mongsong đã lãnh đạo hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), ông vua sản xuất chip của thế giới, trong 16 năm. Sau đó, ông đã giúp Samsung xây dựng hoạt động kinh doanh sản xuất chip trước khi gia nhập SMIC.
Ngoài Liang Mongsong, nhiều chuyên gia kỳ cựu trong ngành chip cấp cao có kinh nghiệm làm việc tại các công ty công nghiệp bán dẫn nước ngoài, như TSMC, nhà sản xuất thiết bị ASML của Hà Lan và nhà sản xuất phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử Synopsys và Cadence, đã gia nhập các công ty Trung Quốc hoặc thành lập công ty khởi nghiệp tại nước này.
Chừng nào những người có chuyên môn như vậy còn có thể di chuyển tự do thì các biện pháp trừng phạt công nghệ của Mỹ sẽ gặp nhiều thách thức trong việc thực thi.
Mỹ cần phải xem xét lại cách tiếp cận của mình đối với các biện pháp trừng phạt công nghệ, thừa nhận những hạn chế của các chính sách đó và tác động bất lợi của chúng. Việc theo đuổi các biện pháp không hiệu quả, như các lệnh trừng phạt đối với Huawei, sẽ làm giảm vị thế của Washington trên trường toàn cầu.
Một cách tiếp cận hiệu quả hơn với Mỹ hiện nay là tăng cường đầu tư vào nghiên cứu để duy trì vị thế dẫn đầu về công nghệ và thúc đẩy đổi mới. Chiến thuật này không chỉ có nhiều khả năng thành công hơn mà còn giúp Mỹ lấy lại sự tôn trọng của các quốc gia khác.
>> Bị Mỹ cấm vận, vì sao Huawei vẫn tự tin đặt mục tiêu xuất xưởng 70 triệu smartphone vào năm tới?
>> Cách điện thoại Huawei đang trở lại thị trường
Nguồn: Asia Nikkei
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top