10 quyết định khó hiểu của Google

Ngày 4/9 năm nay là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 23 của Google. Kể từ khi được thành lập vào năm 1998 tại thung lũng Silicon, tập đoàn này đã phát triển từ một website đơn giản thành một trang web lớn bậc nhất thế giới và cực kỳ phổ biến trên internet.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình thành lập và phát triển, Google cũng gặp phải những rủi ro, đưa ra một số chính sách khó hiểu và tạo ra những quyết định mà chẳng ai hiểu 'họ đang nghĩ cái gì mà làm vậy'.
Kính Google
Mở đầu danh sách này, chúng ta sẽ đề cập tới Google Glass. Đây là một chiếc kính thông minh đã khiến nhiều người 'phát mê' khi nó vừa được công bố. Google Glass từng được goi là phát minh của tương lai, lấy cảm hứng từ khoa học viễn tưởng khi ra mắt vào năm 2013.
10 quyết định khó hiểu của Google
Tuy nhiên, việc có giá quá đắt, lên tới 1.500 USD khiến Google Glass chưa bao giờ đạt được thành công về mặt thương mại. Đồng thời, nó cũng gặp phải những nghi ngại về quyền riêng tư và khả năng sử dụng hạn chế. Chính những điều đó khiến Google Glass được coi là chưa bao giờ thành công. Ứng dụng MyGlass được dùng để kết nối với Google Glass đã bị gỡ khỏi Google Play vào năm ngoái.
Tuy nhiên, Google Glass cũng không phải là thứ thất bại hoàn toàn. Nó cũng có những công dụng, đặc biệt là trong y học và cũng được dùng như một phương pháp để giúp đỡ trẻ mắc chứng tự kỷ. Mặc dù đến nay chưa có lĩnh vực nào trong y học dùng phổ biến vật dụng này nhưng những lý thuyết về nó có thể tạo cơ sở cho sự tiến bộ của công nghệ trong tương lai.
Google Stadia
10 quyết định khó hiểu của Google
Đây là một dịch vụ trò chơi đám mây đang được Google phát triển. Tuy nhiên, theo xda-developers thì dù dịch vụ của nó tốt nhưng lại có rất nhiều vấn đề cố hữu mà ít người hiểu tại sao lại như vậy. Ví dụ như để kết nối với Google Stadia thì bạn phải đáp ứng khá nhiều tiêu chí. Hơn thế nữa, dù khi kết nối với dịch vụ này thì người dùng sẽ được tận hưởng một độ trễ thấp nhưng nó không đủ nhanh để dùng các dịch vụ phát trực tuyến trò chơi.
Google Allo
10 quyết định khó hiểu của Google
Google có vẻ như bị ám ảnh bởi sự thành công của các dịch vụ nhắn tin trực tuyến. Họ cho ra đời và phát triển Google Talk, Google Hangouts, Google Allo và nhiều dịch vụ nhắn tin khác. Xét riêng về Google Allo thì đây là ứng dúng dụng ra mắt vào năm 2016, có vẻ như để cạnh tranh với WhatsApp và Facebook Messenger. Tuy nhiên, việc không thể đăng nhập trên nhiều thiết bị và thiếu hỗ trợ SMS khiến nó rơi vào cảnh thất bại thảm hại.
Loại bỏ Google Play Music
10 quyết định khó hiểu của Google
Quyết định loại bỏ Google Play Music là rất kỳ lạ bởi công ty này không đưa ra ứng dụng nào thay thế. Nó được đặt làm trình phát nhạc mặc định trên Android và là cách duy nhất được mặc định để phát các tệp nhạc trên bộ nhớ điện thoại của nhiều smartphone.
Mặc dù Youtube Music là một dịch vụ tốt nhưng Google Play Music cũng vậy. Điều đặc biệt hơn là nó cho phép tải lên 50.000 bài hát định dạng mp3 miễn phí để phát trực tuyến tới bất kỳ thiết bị nào. Vì vậy, quyết định loại bỏ Google Play Music của Google là cực kỳ khó hiểu.
Thay đổi nhận diện thương hiệu của các ứng dụng quen thuộc
10 quyết định khó hiểu của Google
Việc thay đổi nhận diện thương hiệu của các ứng dụng quen thuộc từ Google khiến nhiều người tự hỏi mục đích của nó là gì. Các dịch vụ có bản sắc và cá tính thương hiệu độc đáo đã bị thay bộ nhận diện bằng các thiết kế đầy màu sắc, dẫn đến mọi thứ trông khá giống nhau.
Có thể hiểu rằng quyết định này là để Google tìm cách có một bộ nhận diện thương hiệu đồng nhất nhưng chắc chắn là rất khó nhận ra sự khác biệt của chúng một cách nhanh chóng. Đây có thể không phải là sai lầm quá nghiêm trọng nhưng là một điều đáng tiếc với Google.
Tiêu diệt dòng Nexus
10 quyết định khó hiểu của Google
Nexus là một trong những dòng điện thoại thông minh phổ biến nhất đối với những người đam mê Google. Đây được coi là sản phẩm mang tính 'Google' nhất mà bạn có thể tìm thấy được. Dù nó được tạo ra chủ yếu nhắm đến các nhà phát triển nhưng nhiều người dùng bình thường cũng rất thích và mua về để trải nghiệm Android chân thực nhất. Dòng Nexus đã chết sau thời điểm Google cho ra mắt Nexus 6P khi nó gặp phải lỗi bootloop. Kể từ đó, chẳng có chiếc Nexus nào ra đời nữa.
Android One
Bạn có biết rằng Android One vẫn đang tồn tại và phát triển. Dòng Mi A của Xiaomi được nhiều người đánh giá là đi đầu trong việc cho người dùng trải nghiệm Android One. Trong nhiều năm qua, chương trình Android One tạo nên gợi nhớ một cách kỳ lạ đến dòng Nexus với Android được cập nhật nhanh chóng nhất.
10 quyết định khó hiểu của Google
Tuy nhiên, thật kỳ lạ khi trang chủ của Android One vẫn cho biết Android 10 là hệ điều hành Android mới nhất. Cùng với đó, chẳng hiểu sao Nokia 5.3 dùng Android One đã ra mắt được hơn 1 năm và vừa mới được cập nhật Android 11. Đáng lẽ khi dùng Android One thì thiết bị phải được cập nhật hệ điều hành nhanh hơn các sản phẩm khác. Vậy mà nó lại cập nhật cực chậm. Android One có thể không chết, nhưng chắc chắn đang có điều gì đó không ổn với nó.
Các điện thoại Pixel trong tương lai không có lưu trữ Google Photos miễn phí
10 quyết định khó hiểu của Google
Một lợi ích của việc dùng các sản phẩm Pixel là bạn có thể lưu trữ tất cả ảnh của mình ở chất lượng gốc miễn phí. Google đã xác nhận rằng các dòng Pixel hiện tại có thể lưu trữ ảnh 'trọn đời' miễn phí ở dạng nén trên Google Photos nhưng các thiết bị trong tương lai thì không.
Điều này thực sự vô lý bởi ai cũng biết các dòng Pixel được nhiều người yêu thích do chụp ảnh cực đẹp. Tuy nhiên, khi chụp ảnh xong mà không được lưu trữ miễn phí trên Google Photos thì chắc chắn sẽ làm chiếc smartphone này mất đi sức hút đáng kể.
Google+
Câu chuyện về Google+ là một trong những thứ kỳ lạ bậc nhất của làng công nghệ. Google đã vật lộn nhiều năm với sản phẩm này nhưng cuối cùng kết quả chẳng đi đến đâu và nó bị đóng cửa vào tháng 4/2019.
10 quyết định khó hiểu của Google
Google quyết định giới thiệu Google+ vào năm 2011 với mục tiêu xây dựng mạng xã hội thật sự nổi bật, sánh ngang với Facebook. Nó có quá nhiều ưu thế để phát triển nhưng chẳng hiểu sao lại tồn tại quá nhiều tính năng không hấp dẫn và mục đích không rõ ràng. Để rồi, cuối cùng dịch vụ này cũng phải đóng cửa vì những lỗi có thể làm lộ dữ liệu của rất nhiều người dùng.
Theo Xda-developers
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top