4 phút định mệnh của thảm kịch hàng không Hàn Quốc: Quyết định sai lầm hay bất khả kháng?

Hoàng Khang
Hoàng Khang
Phản hồi: 0
Theo các chuyên gia, khoảng thời gian 4 phút từ khi phi công báo cáo tình huống khẩn cấp đến lúc thảm họa xảy ra có thể chứa đựng những lời giải đáp quan trọng về tai nạn hàng không nghiêm trọng này.

Vu-may-bay-roi-o-Han-Quoc-1-1735554121-969-width1900height1140_jpg_75.jpg

4 phút quyết định số phận


Sáng ngày 29/12, chiếc Boeing 737-800 của hãng hàng không Jeju Air chở 181 hành khách gặp nạn tại sân bay quốc tế Muan, Hàn Quốc. Chỉ có 2 người sống sót, trong khi 179 nạn nhân còn lại, chủ yếu là người Hàn Quốc trở về sau kỳ nghỉ Giáng sinh tại Thái Lan, đã thiệt mạng.


Theo thông báo từ đài kiểm soát không lưu, phi công nhận được cảnh báo về sự xuất hiện của các đàn chim khi máy bay chuẩn bị hạ cánh. Hai phút sau, vào lúc 8h59, phi công báo cáo về “một vụ va chạm với chim” và tình huống khẩn cấp, đồng thời xin phép bay vòng lại để thực hiện lần đáp mới. Tuy nhiên, thay vì bay vòng, chỉ một phút sau, phi công quyết định hạ cánh ngay trên đường băng từ hướng bắc xuống nam.


Vào lúc 9h03, máy bay lao vào tường bê tông cao 2,4m ở cuối đường băng và bốc cháy dữ dội. Đây là tai nạn hàng không nghiêm trọng nhất tại Hàn Quốc và thế giới kể từ sau vụ Lion Air Flight 610 năm 2018.

hanquoc311224_jpg_75.jpg

Những câu hỏi chưa lời giải



Hành động gấp gáp của phi công khiến giới chuyên gia đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao phi công quyết định hạ cánh khẩn cấp mà không xả thêm nhiên liệu hay chờ đợi các biện pháp chuẩn bị mặt đất? Liệu quyết định vội vàng này có liên quan đến hỏng hóc động cơ hay lỗi con người?

Hộp đen của máy bay đã được thu hồi, nhưng việc khôi phục dữ liệu có thể mất nhiều thời gian do thiết bị này bị hư hại một phần.

Tại thời điểm xảy ra tai nạn, đường băng dài 2,9 km chỉ còn 2,4 km khả dụng do đang trong quá trình mở rộng. Dù chiều dài này vẫn đủ cho Boeing 737-800 hạ cánh, máy bay lại tiếp đất ở vị trí xa hơn bình thường và dường như không thể triển khai các biện pháp giảm tốc như bánh đáp, động cơ đẩy ngược hay cánh tà.

Máy bay vượt qua đường băng và đâm vào bức tường bê tông dùng để lắp đặt ăng-ten định vị. Một số chuyên gia cho rằng, nếu không có tường bê tông này hoặc nếu nó được thay thế bằng cấu trúc dễ vỡ hơn, thảm kịch có thể đã được giảm thiểu.

anh-duoc-tao-boi-phuonglinhnld-luc-4820961136412-17355462965311194967218_png_75.jpg

Ảnh vệ tinh cho thấy tường bê tông cuối đường băng ở sân bay Muan (Ảnh: Reuters).

Những dấu hiệu đáng chú ý


Giáo sư Paek Seung-joo từ Đại học Mở Trực tuyến Hàn Quốc cho biết, động cơ và bánh đáp không nhất thiết phải liên quan trực tiếp. Nhưng trong vụ tai nạn này, dường như cả hai đều gặp vấn đề, buộc máy bay phải hạ cánh bằng bụng trong thời gian ngắn.

Ông Jung, chuyên gia hàng không tại Đại học Khyungwoon, nhận định: “Ngay cả khi mất một động cơ, phi công vẫn có thể sử dụng động cơ còn lại để hạ bánh đáp. Nếu cả hai động cơ đều hỏng, vẫn có phương pháp hạ bánh bằng tay. Tuy nhiên, với quyết định hạ cánh nhanh như vậy, phi công có thể đã không có đủ thời gian để thực hiện.”

jeju-air-1-1735515952-4050-1735516201_jpg_75.jpg

Các chuyên gia nhấn mạnh, việc điều tra nguyên nhân cụ thể chỉ có thể hoàn tất sau khi khôi phục dữ liệu từ hộp đen. Đồng thời, những tranh cãi về thiết kế đường băng và cấu trúc hỗ trợ tại sân bay quốc tế Muan có thể dẫn đến các điều chỉnh trong quy định hàng không Hàn Quốc nhằm ngăn chặn các thảm kịch tương tự.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top