VNR Content
Pearl
5 tuyến cáp quang biển kết nối internet đi quốc tế của Việt Nam đều gặp trục trặc. Sau gần nửa năm, chưa tuyến nào được khắc phục xong.
Các tuyến cáp quang biển bắt đầu gặp sự cố từ cuối năm 2022, và rải rác sang đầu năm 2023 trước khi toàn bộ cả 5 tuyến đều lỗi. Vào tháng 2.2023, những đơn vị quản lý cáp quang biển đã dự kiến hoàn thành một phần vào tháng 3, nhưng tới nay đã quá kế hoạch gần một tháng vẫn chưa có tuyến nào sửa xong.
Theo lý giải từ một nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) tại Việt Nam, việc sửa chữa cáp quang biển không hề đơn giản. Cáp nằm sâu dưới đáy đại dương, cần tới các đội kỹ thuật chuyên dụng, và đặc thù kết nối đa quốc gia cũng buộc đơn vị sửa chữa phải xin phép và được sự đồng thuận của các nước liên quan mới có thể tiếp cận vị trí cần xử lý. Ngoài ra, thời tiết cũng là một trong những vấn đề có ảnh hưởng tới kế hoạch.
Dù là đơn vị sử dụng lưu lượng trên tuyến cáp, ISP Việt không thể chủ động can thiệp, sửa chữa vì cáp quang biển được quản lý, điều hành và sở hữu bởi liên minh gồm nhiều doanh nghiệp viễn thông ở những quốc gia khác nhau.
Để tạm khắc phục, các nhà mạng đã phải chuyển hướng dữ liệu sang những tuyến cáp trên đất liền để đảm bảo lưu lượng kết nối. Bộ TT&TT cũng đã có chỉ đạo ISP mở thêm dung lượng cáp đất liền, cũng như chia sẻ và ứng cứu lưu lượng với nhau.
Tại hội nghị giao ban hôm 7.4, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã đề cập đến tình trạng của 5 tuyến cáp, nhấn mạnh hạ tầng nền kinh tế số không thể tiếp tục kém ổn định và thiếu bền vững như vừa qua.
Bộ đặt mục tiêu 2 năm tới, Việt Nam sẽ có 10 tuyến cáp quang biển, 3 trong số này do doanh nghiệp trong nước làm chủ để tránh phụ thuộc vào liên minh.
Các tuyến cáp quang biển bắt đầu gặp sự cố từ cuối năm 2022, và rải rác sang đầu năm 2023 trước khi toàn bộ cả 5 tuyến đều lỗi. Vào tháng 2.2023, những đơn vị quản lý cáp quang biển đã dự kiến hoàn thành một phần vào tháng 3, nhưng tới nay đã quá kế hoạch gần một tháng vẫn chưa có tuyến nào sửa xong.
Theo lý giải từ một nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) tại Việt Nam, việc sửa chữa cáp quang biển không hề đơn giản. Cáp nằm sâu dưới đáy đại dương, cần tới các đội kỹ thuật chuyên dụng, và đặc thù kết nối đa quốc gia cũng buộc đơn vị sửa chữa phải xin phép và được sự đồng thuận của các nước liên quan mới có thể tiếp cận vị trí cần xử lý. Ngoài ra, thời tiết cũng là một trong những vấn đề có ảnh hưởng tới kế hoạch.
Để tạm khắc phục, các nhà mạng đã phải chuyển hướng dữ liệu sang những tuyến cáp trên đất liền để đảm bảo lưu lượng kết nối. Bộ TT&TT cũng đã có chỉ đạo ISP mở thêm dung lượng cáp đất liền, cũng như chia sẻ và ứng cứu lưu lượng với nhau.
Tại hội nghị giao ban hôm 7.4, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã đề cập đến tình trạng của 5 tuyến cáp, nhấn mạnh hạ tầng nền kinh tế số không thể tiếp tục kém ổn định và thiếu bền vững như vừa qua.
Bộ đặt mục tiêu 2 năm tới, Việt Nam sẽ có 10 tuyến cáp quang biển, 3 trong số này do doanh nghiệp trong nước làm chủ để tránh phụ thuộc vào liên minh.