myle.vnreview
Writer
Khi xe ô tô bị nước vào sẽ làm gây hại cho các ổ bi và ổ bạc dưới gầm xe ô tô, tác động xấu đến động cơ khi đề, làm hỏng máy phát điện, các linh kiện điện hay các cảm biến của xe. Bên cạnh đó, nước luôn được coi là kẻ thù hàng đầu của động cơ. Nếu xe bị ngập nước đến nắp capo thì nước sẽ thông qua ống hút gió và tràn vào khiến máy bị hỏng và gây chết máy đột ngột. Hiện tượng này còn được gọi là thủy kích.
Khi xe ô tô đã bị thủy kích, nếu nhẹ thì chỉ cần thay tay biên, nhưng nếu bị nặng thì có thể sẽ phải thay thế cả hệ thống động cơ xe, hệ thống điện chi phí cao. Hệ thống điện của xe cũng rất nhạy cảm với nước. Khi nước xâm nhập từ gầm xe lên sàn sẽ khiến cho hệ thống điều khiển của xe bị chập mạch gây hỏng. Xe ô tô càng bị ngập sâu và ngâm lâu ở trong nước thì hệ thống điện lại càng dễ bị hư hỏng. Trong trường hợp nước bị tràn vào xi lanh cũng gây ra nguy hại bởi lòng xi lanh rất có thể sẽ bị gỉ và khiến cho xe ô tô tiêu thụ xăng nhiều hơn hay mọi người vẫn trêu đùa là “uống xăng như uống nước”.
Vậy như gặp cảnh ngập úng các lái xe cần phải xử lý ra sao?
Đi tốc chậm, đều ga
Nếu đi xe số sàn, lái xe nên chuyển về các số nhỏ để đi và giữ đều chân ga; còn với xe số tự động, hãy chuyển về chế độ S (sport) để lái rồi ga từ từ, hạn chế việc thốc ga.
Điều này rất cần thiết khi lái trong các con đường ngập nước, việc thốc ga đi nhanh rồi phanh gấp sẽ khiến nước rung động mạnh có thể tràn vào trong cổ hút thông qua lọc gió, sau đó sẽ lọt vào buồng đốt gây hiện tượng thủy kích nguy hiểm.
Không dừng ở đoạn ngập nước sâu
Việc đi chậm sẽ giúp lái xe quan sát đường tốt, và hơn hết có thể giúp nhận ra những đoạn đường ngập sâu.
Đối với các loại xe khác nhau, sẽ có các mức ngập khác nhau để xem xét dừng lại. Nếu nước ngập không quá 20 cm hoặc không quá cạnh dưới cánh cửa thì yên tâm có thể di chuyển qua một cách an toàn.
Trước khi cho xe lội nước, hãy bật đèn báo nguy hiểm
Đèn chiếu sáng được bật hết để có thể tăng mức độ đánh giá độ nông sâu của mực nước. Duy trì khoảng cách thích hợp với xe chạy trước, không chạy song song, tránh những xe đi ngược chiều khiến nước tạo sóng hắt lên nắp capo gây nguy cơ nước tràn vào họng hút và khoang động cơ
Khi đi xe trên đường mưa ngập, nên đóng cửa tuyệt đối, tránh nước tràn vào bên trong khoang cabin. Nếu nước ngập vào bên trong xe nhưng chưa có nhiều, lái xe hoàn toàn có thể đi xe về nhà nhưng sau đó nên tháo cực âm ắc-quy ra và để qua đêm. Ngày hôm sau, có thể mang xe đến các garage để xử lý nội thất để tránh bị mùi ẩm mốc, khó chịu
Nếu nước ngập sâu ở bên trong khoang cabin, lái xe nên gọi ngay cứu hộ ngay lập tức.
Tắt điều hòa
Tắt điều hòa để giảm thiểu thiệt hại vì cánh quạt hút gió hoạt động khi ngập nước dễ dẫn nước vào sâu hơn khoang động cơ. Đồng thời chuyển về số 1 (số sàn) hoặc chuyển số tay về mức thấp (số tự động) để xe khỏe hơn.
Mở hé cửa sổ
Mở hé một chút cửa sổ xe để không khí lưu thông do bạn đã tắt điều hòa và quạt gió.
Giữ đều chân ga
Khi xe đi vào vùng ngập nước hãy nhớ giữ đều chân ga, không cần đi quá nhanh nhưng cũng không cần quá chậm để tránh nước tràn vào khoang động cơ từ phía trước và cả ống xả ở phía sau. Tuyệt đối không dừng ở giữa vùng ngập.
Di chuyển chậm
Đừng đi nhanh thế này
Nếu đã qua vùng lũ một cách an toàn hãy tiếp tục lái xe bình thường nhưng di chuyển một cách điềm tĩnh không thốc ga hay phanh gấp vì các bộ phận trên xe đã có tiếp xúc với nước nên cần thêm thời gian để khô ráo.
Kiểm tra sự cố trên xe
Sau khi lái xe qua vùng lũ lụt nên kiểm tra thật kĩ xe xem có sự cố gì không vì chúng có thể sẽ không hoạt động đúng chức năng như ban đầu.
Trước hết, hãy kiểm tra phanh vì phanh có thể sẽ bị trượt và không còn ép sát. Do đó, tốt nhất nên đạp chân phanh vài lần trước khi đi tiếp, điều đó sẽ giúp má phanh và đĩa/trống phanh trở về đúng với hoạt động bình thường.
Sau đó, lái xe nên chú ý đến hoạt động của động cơ. Thử nổ máy tại chỗ, để ý xem động cơ có hoạt động mạnh hơn hoặc đột ngột lịm đi cùng các tiếng động lạ hay không. Khi có bất kỳ điều gì khác lạ, hãy dừng xe lại tại nơi khô ráo và lấy que thăm dầu kiểm tra xem dầu máy có bị vào nước hay không , lọc gió có bị ướt hay không.
Hệ thống điện cũng cần được chú ý. Hãy kiểm tra các bộ phận như cầu trì, hộp điều khiển và các đèn để xem xe có bị hư hại gì không. Nếu có vấn đề gì xảy ra, hãy ngắt điện khỏi ắc-quy và gọi thợ đến kiểm tra.
Cuối cùng, đừng quên kiểm tra khu vực để lốp dự phòng. Đây là một nơi bị nhiều người bỏ quên sau khi xe ngập nước và thậm chí bình thường cũng ít khi chú ý đến. Nếu nước đến khu vực này, hãy làm khô ngay lập tức. Bởi các bộ phận kim loại của lốp dự phòng và các dụng cụ khác sẽ bị rỉ dần sau khi tiếp xúc với nước.
Gọi cứu hộ
Trường hợp xe bị tràn nước vào trong khoang động cơ gây chết máy, lái xe cần gọi cứu hộ đưa xe về trạm sửa chữa để có phương án xử lý tốt nhất, không nên cố gắng nổ máy. Khi cố đề nổ máy, nước có thể tràn vào buồng đốt và không có đường ra; việc khởi động liên tục sẽ dẫn đến hiện tượng cong, gãy tay biên, gây hư hỏng động cơ thiệt hại lớn hơn rất nhiều.
Khi gọi cứu hộ, tài xế cũng lưu ý nếu xe trang bị số tự động, hệ thống tự động chống trượt, tự động cài cầu, tự động ổn định chống lật hoặc dẫn động 4 bánh toàn thời gian thì chỉ nên kéo xe bằng xe bàn (4 bánh không quay).
Ngoài ra, không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, nếu cần thiết, nên mở cửa sổ để ra vào xe.
Khi xe ô tô đã bị thủy kích, nếu nhẹ thì chỉ cần thay tay biên, nhưng nếu bị nặng thì có thể sẽ phải thay thế cả hệ thống động cơ xe, hệ thống điện chi phí cao. Hệ thống điện của xe cũng rất nhạy cảm với nước. Khi nước xâm nhập từ gầm xe lên sàn sẽ khiến cho hệ thống điều khiển của xe bị chập mạch gây hỏng. Xe ô tô càng bị ngập sâu và ngâm lâu ở trong nước thì hệ thống điện lại càng dễ bị hư hỏng. Trong trường hợp nước bị tràn vào xi lanh cũng gây ra nguy hại bởi lòng xi lanh rất có thể sẽ bị gỉ và khiến cho xe ô tô tiêu thụ xăng nhiều hơn hay mọi người vẫn trêu đùa là “uống xăng như uống nước”.
Vậy như gặp cảnh ngập úng các lái xe cần phải xử lý ra sao?
Đi tốc chậm, đều ga
Nếu đi xe số sàn, lái xe nên chuyển về các số nhỏ để đi và giữ đều chân ga; còn với xe số tự động, hãy chuyển về chế độ S (sport) để lái rồi ga từ từ, hạn chế việc thốc ga.
Điều này rất cần thiết khi lái trong các con đường ngập nước, việc thốc ga đi nhanh rồi phanh gấp sẽ khiến nước rung động mạnh có thể tràn vào trong cổ hút thông qua lọc gió, sau đó sẽ lọt vào buồng đốt gây hiện tượng thủy kích nguy hiểm.
Không dừng ở đoạn ngập nước sâu
Việc đi chậm sẽ giúp lái xe quan sát đường tốt, và hơn hết có thể giúp nhận ra những đoạn đường ngập sâu.
Đối với các loại xe khác nhau, sẽ có các mức ngập khác nhau để xem xét dừng lại. Nếu nước ngập không quá 20 cm hoặc không quá cạnh dưới cánh cửa thì yên tâm có thể di chuyển qua một cách an toàn.
Trước khi cho xe lội nước, hãy bật đèn báo nguy hiểm
Đèn chiếu sáng được bật hết để có thể tăng mức độ đánh giá độ nông sâu của mực nước. Duy trì khoảng cách thích hợp với xe chạy trước, không chạy song song, tránh những xe đi ngược chiều khiến nước tạo sóng hắt lên nắp capo gây nguy cơ nước tràn vào họng hút và khoang động cơ
Khi đi xe trên đường mưa ngập, nên đóng cửa tuyệt đối, tránh nước tràn vào bên trong khoang cabin. Nếu nước ngập vào bên trong xe nhưng chưa có nhiều, lái xe hoàn toàn có thể đi xe về nhà nhưng sau đó nên tháo cực âm ắc-quy ra và để qua đêm. Ngày hôm sau, có thể mang xe đến các garage để xử lý nội thất để tránh bị mùi ẩm mốc, khó chịu
Nếu nước ngập sâu ở bên trong khoang cabin, lái xe nên gọi ngay cứu hộ ngay lập tức.
Tắt điều hòa
Tắt điều hòa để giảm thiểu thiệt hại vì cánh quạt hút gió hoạt động khi ngập nước dễ dẫn nước vào sâu hơn khoang động cơ. Đồng thời chuyển về số 1 (số sàn) hoặc chuyển số tay về mức thấp (số tự động) để xe khỏe hơn.
Mở hé cửa sổ
Mở hé một chút cửa sổ xe để không khí lưu thông do bạn đã tắt điều hòa và quạt gió.
Giữ đều chân ga
Khi xe đi vào vùng ngập nước hãy nhớ giữ đều chân ga, không cần đi quá nhanh nhưng cũng không cần quá chậm để tránh nước tràn vào khoang động cơ từ phía trước và cả ống xả ở phía sau. Tuyệt đối không dừng ở giữa vùng ngập.
Di chuyển chậm
Đừng đi nhanh thế này
Nếu đã qua vùng lũ một cách an toàn hãy tiếp tục lái xe bình thường nhưng di chuyển một cách điềm tĩnh không thốc ga hay phanh gấp vì các bộ phận trên xe đã có tiếp xúc với nước nên cần thêm thời gian để khô ráo.
Kiểm tra sự cố trên xe
Sau khi lái xe qua vùng lũ lụt nên kiểm tra thật kĩ xe xem có sự cố gì không vì chúng có thể sẽ không hoạt động đúng chức năng như ban đầu.
Trước hết, hãy kiểm tra phanh vì phanh có thể sẽ bị trượt và không còn ép sát. Do đó, tốt nhất nên đạp chân phanh vài lần trước khi đi tiếp, điều đó sẽ giúp má phanh và đĩa/trống phanh trở về đúng với hoạt động bình thường.
Sau đó, lái xe nên chú ý đến hoạt động của động cơ. Thử nổ máy tại chỗ, để ý xem động cơ có hoạt động mạnh hơn hoặc đột ngột lịm đi cùng các tiếng động lạ hay không. Khi có bất kỳ điều gì khác lạ, hãy dừng xe lại tại nơi khô ráo và lấy que thăm dầu kiểm tra xem dầu máy có bị vào nước hay không , lọc gió có bị ướt hay không.
Hệ thống điện cũng cần được chú ý. Hãy kiểm tra các bộ phận như cầu trì, hộp điều khiển và các đèn để xem xe có bị hư hại gì không. Nếu có vấn đề gì xảy ra, hãy ngắt điện khỏi ắc-quy và gọi thợ đến kiểm tra.
Cuối cùng, đừng quên kiểm tra khu vực để lốp dự phòng. Đây là một nơi bị nhiều người bỏ quên sau khi xe ngập nước và thậm chí bình thường cũng ít khi chú ý đến. Nếu nước đến khu vực này, hãy làm khô ngay lập tức. Bởi các bộ phận kim loại của lốp dự phòng và các dụng cụ khác sẽ bị rỉ dần sau khi tiếp xúc với nước.
Gọi cứu hộ
Trường hợp xe bị tràn nước vào trong khoang động cơ gây chết máy, lái xe cần gọi cứu hộ đưa xe về trạm sửa chữa để có phương án xử lý tốt nhất, không nên cố gắng nổ máy. Khi cố đề nổ máy, nước có thể tràn vào buồng đốt và không có đường ra; việc khởi động liên tục sẽ dẫn đến hiện tượng cong, gãy tay biên, gây hư hỏng động cơ thiệt hại lớn hơn rất nhiều.
Khi gọi cứu hộ, tài xế cũng lưu ý nếu xe trang bị số tự động, hệ thống tự động chống trượt, tự động cài cầu, tự động ổn định chống lật hoặc dẫn động 4 bánh toàn thời gian thì chỉ nên kéo xe bằng xe bàn (4 bánh không quay).
Ngoài ra, không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, nếu cần thiết, nên mở cửa sổ để ra vào xe.
>> Thuỷ kích là gì? Cách nhận biết xe bị thuỷ kích
Nguồn: Ducbaoauto