Ai trả tiền khi xe vi phạm bị cẩu đi, CSGT hay người vi phạm?

Thanh Nam

Editor
Thành viên BQT
Thời gian gần đây, nhiều hội nhóm đang chia sẻ video liên quan tới việc người vi phạm bị cẩu xe ô tô. Điều đáng nói, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu khi bị cẩu xe ô tô thì người vi phạm hay CSGT sẽ là người thanh toán tiền xe bị cẩu?
Ai trả tiền khi xe vi phạm bị cẩu đi, CSGT hay người vi phạm?
Theo tìm hiểu, thông tin từ Báo điện tử Dân Trí "Việc cơ quan chức năng thuê đơn vị trung gian để cẩu xe vi phạm, sau đó thả nổi để chủ xe buộc phải trả phí theo yêu cầu của đơn vị cẩu xe, là chưa hoàn toàn đúng quy định pháp luật hiện hành".
Về chi phí cẩu xe khi tạm giữ phương tiện được quy định như sau:
Luật xử lý vi phạm hành chính tại khoản 7 điều 126 về Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính quy định: "Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này. Chính phủ quy định chi tiết về mức phí tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Điều 125 của Luật này".
Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu theo thủ tục hành chính quy định như sau:
"Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, bao gồm các khoản....; mua sắm trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, giám định tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu...
2. Kinh phí cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể về kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; mức phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ".

Nhà nước đảm bảo cơ sở, vật chất, trang thiết bị cho việc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính. Việc cẩu xe vi phạm chỉ là một trong các bước tạm giữ phương tiện hành chính.
Trường hợp thuê xe thì cơ quan chức năng trả phí cẩu xe cho đơn vị trung gian theo khung giá Nhà nước quy định. Sau đó sẽ thu lại khoản phí này từ người có phương tiện vi phạm. Do vậy Cơ quan thực thi công vụ phải có nghĩa vụ sử dụng phương tiện được Nhà nước cung cấp để cẩu xe vi phạm. Khi cơ quan chức năng không đủ trang thiết bị thì họ có quyền thuê đơn vị trung gian thực hiện việc cẩu xe.
Ngoài ra, quan hệ giữa người có xe bị cẩu đi và đơn vị cẩu xe là quan hệ dân sự. Nên trên thực tế, việc thỏa thuận cẩu xe là thuận mua vừa bán, không đồng ý về giá thì không thực hiện dịch vụ.
Như vậy, thì người bị cẩu xe hoàn toàn có thể trao đổi với đơn vị cẩu xe về mức giá cho phù hợp điều kiện thực tế.
Tổng hợp theo Báo điện tử Dân Trí
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top