Anh em có hay dùng chế độ tiết kiệm điện trên TV để tiết kiệm điện không?

Mọi TV đều có nhiều chế độ hình ảnh khác nhau để bạn lựa chọn. Và chúng luôn có một chế độ tiết kiệm điện, gọi là “Energy Saver” hoặc “Power Saving”, khiến hình ảnh trở nên khá tệ. Nhưng đổi lại, liệu chế độ này có thực sự tiết kiện không và có đáng để sử dụng hay không?

Chế độ tiết kiệm điện là gì?

Chế độ hình ảnh trên TV là những thiết lập sẵn (preset) về độ sáng, độ tương phản, và độ bão hòa màu. Bạn thường có thể điều chỉnh riêng từng thứ một nhưng khi áp dụng một chế độ hình ảnh nào đó, mọi thứ sẽ được điều chỉnh tự động thay cho bạn. Chế độ tiết kiệm điện được thiết kế để tối ưu hóa những thiết lập đó, nhằm phục vụ mục đích tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng TV. Cách phổ biến nhất là giảm độ sáng màn hình. Chế độ tiết kiệm điện thông thường sẽ là chế độ có độ sáng màn hình thấp nhất trong tất cả các chế độ hiện có trên TV của bạn. Nói đơn giản, dù được gọi là “Energy Saver”, “Power Saving”, hay “Eco Mode”, những chế độ hình ảnh này sẽ giúp TV của bạn sử dụng ít điện hơn. Có thật vậy không? Dữ liệu Nói thôi thì chưa đủ, hãy nhìn vào dữ liệu cụ thể. Sử dụng một đầu cắm thông minh có chức năng đo lượng điện tiêu thụ (tính bằng watt), các chuyên gia đã ghi lại được mức điện tiêu thụ tương ứng với tất cả các chế độ hình ảnh phổ biến trên TV. Thử nghiệm đã được thực hiện với 3 mẫu TV khác nhau, cả ba đều có chế độ “Energy Saving”, “Vivid” (sặc sỡ), và “Standard” (tiêu chuẩn).
Anh em có hay dùng chế độ tiết kiệm điện trên TV để tiết kiệm điện không?
Từ bảng trên, có thể thấy một số kết quả khá thú vị. Đầu tiên, chế độ Energy Saving sử dụng ít điện hơn chế độ Standard. Chế độ Vivid dường như cũng không sử dụng nhiều điện hơn là bao so với Standard - có nghĩa là trong chế độ Vivid, TV chủ yếu điều chỉnh thông số màu sắc chứ không phải độ sáng. Hai trong số ba mẫu TV thử nghiệm có chế độ Theater, với mức sử dụng điện gần tương đương chế độ Energy Saving. Trên thực tế, TV 4K màn hình lớn (Hisense 50-inch) sử dụng ít điện nhất so với hai mẫu còn lại khi chuyển sang chế độ Theater, bởi chế độ này thường sẽ hạ độ sáng màn hình để dễ xem hơn trong phòng tối. Một số điểm khác biệt giữa chế độ Energy Saving và các chế độ khác là không rõ rệt. Hai mẫu TV màn hình nhỏ, độ phân giải 1080p, không có sự khác biệt lớn giữa chế độ Energy Saving và các chế độ khác, vốn sử dụng nhiều điện hơn. Sự khác biệt này dễ nhận thấy hơn trên mẫu TV 4K, cũng là mẫu TV sử dụng nhiều điện nhất xét về tổng thể.

Có quan trọng không?

Chúng ta có thể rút ra điều gì từ những dữ liệu thu được với kích cỡ mẫu khá nhỏ nói trên? Đầu tiên, chế độ Energy Saving rõ ràng có ích. Điều này có lẽ không đáng ngạc nhiên cho lắm, bởi màn hình càng tối càng đòi hỏi ít điện. Dẫu vậy, cần lưu ý rằng chế độ “Energy Saving” không phải để trang trí cho vui và lôi kéo người tiêu dùng đến với sản phẩm.
Anh em có hay dùng chế độ tiết kiệm điện trên TV để tiết kiệm điện không?
Ví dụ, giá điện của bạn là 0,18 USD/kWh, và TV của bạn có kích cỡ tương đương TV trong bảng so sánh ở trên. Xem TV này 4 giờ/ngày với chế độ Energy Saving sẽ tiêu tốn khoảng 1,9 USD/tháng, hay 23 USD/năm. Ở chế độ sử dụng nhiều điện nhất, chi phí sẽ là 2,5 USD/tháng, hay 30 USD/năm. Về cơ bản, bạn tiết kiệm được 7 USD/năm, đổi lại là chất lượng hình ảnh trên TV trông tệ hơn đôi chút. Liệu số tiền tiết kiệm được đó có đáng không? Hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn có một TV UHD rất lớn, có lẽ nó sẽ mang lại sự khác biệt đủ lớn. Nhưng nếu thực sự có chiếc TV như vậy, bạn nhiều khả năng sẽ muốn nó trông đẹp nhất có thể chứ chẳng thèm vài đồng tiết kiệm đâu! Tóm lại, chế độ Energy Saving phù hợp để dùng hàng ngày; bạn có thể chuyển sang chế độ Standard hoặc Vivid khi xem phim hoặc những thứ khác mà bạn muốn có chất lượng hình ảnh cao nhất. Chế độ Energy Saving quả thực tiết kiệm điện (và tiền), nhưng có lẽ là chưa đủ nhiều để bạn phải bận tâm. Tham khảo: HowToGeek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top