Bạn có biết: Apple cũng từng làm máy chơi game console và nó thất bại thảm hại

Apple không phải là một cái tên mà nhiều người liên tưởng đến cuộc chiến console ‘khét tiếng’ vào đầu những năm 90. Nhưng trước kỉ nguyên của iPod và iPhone, trong thời đại của PlayStation 1, Nintendo 64 và Sega Saturn, Apple đã thử phát triển chiếc console chơi game của riêng mình. Nỗ lực đó đã tạo ra Apple Pippin và nó đi vào lịch sử với tư cách là một trong những sản phẩm tồi tệ nhất mà Apple từng tạo ra trong lịch sử, thậm chí là tệ hại hơn các sản phẩm khác như chuột Hockey Puck hay tablet Newton.
Bạn có biết: Apple cũng từng làm máy chơi game console và nó thất bại thảm hại
Dù vậy, không thể phủ nhận tầm nhìn ban đầu của Apple đối với Pippin là rất xa. Nhà Táo đã hình dung sản phẩm này như 1 thiết bị đa phương hiện toàn năng và có nhiều khả năng hơn hẳn so với các chiếc console độc lập vào thời điểm đó. Nhìn lại, quyết định này cuối cùng đã tạo ra 1 sản phẩm “vô dụng”: cố gắng làm mọi thứ nhưng cuối cùng lại chẳng làm được tới đâu cho mỗi tác vụ.

Tại sao Apple lại tạo ra Pippin?​

Bạn có biết: Apple cũng từng làm máy chơi game console và nó thất bại thảm hại
Những năm giữa thập kỉ 90 chính là thời điểm cho cả máy tính lẫn chơi game. Ngành công nghiệp máy tính gia đình và console chơi game đều còn ở thuở sơ khai. Console chơi game thời đó là những thiết bị tương đối hợp túi viền với giá bán dưới 300 USD. Mặt khác, máy tính cá nhân (PC) lại đắt hơn rất nhiều, và mức giá cao đã trở thành rào cản ngăn mọi người sử dụng chúng rộng rãi.
Apple đã vạch ra kế hoạch cho một cỗ máy console chơi game, về cơ bản sẽ là một phiên bản thu nhỏ của Apple Macintosh vào thời điểm đó. Táo khuyết đã hợp tác với Bandai – một công ty sản xuất đồ chơi và nay là trò chơi điện tử đến từ Nhật Bản. Apple muốn tạo ra một sản phẩm không chỉ có thể chơi game mà còn thu hút lượng lớn người dùng cần một thiết bị giống PC. Ngoài ra, thiết bị này cũng có thể hoạt động như một nền tảng giao tiếp, xử lý âm nhạc tương tác và thậm chí là một công cụ giáo dục. Tất cả đều được gộp vào một cỗ máy có khả năng chơi game.
Điều này có nghĩa là Apple có thể đưa ra một mức giá niêm yết cao hơn cho cỗ máy này so với những chiếc console chơi game đơn thuần. Đồng thời, công ty cũng có thể định vị nó như 1 sự thay thế máy tính cá nhân khả thi mà không tốn thêm nhiều nguồn lực. Dù về lý thuyết, ý tưởng này rất tuyệt vời, nhưng quá trình triển khai lại không mấy khả quan. Ngay sau khi được giới thiệu vào năm 1996, những đánh giá không tốt kết hợp cùng với sự đón nhận thấp đã khiến Apple rút nó ra khỏi thị trường chỉ một năm sau khi được giới thiệu. Apple Pippin tồn tại lâu hơn ở thị trường Nhật Bản khi Bandai tiếp tục hỗ trợ nó cho đến năm 2002.

Điều gì khiến Apple Pippin thực sự đặc biệt?​

Bạn có biết: Apple cũng từng làm máy chơi game console và nó thất bại thảm hại
Apple Pippin là một sản phẩm độc nhất vô nhị về trí tưởng tượng. Về cơ bản, nó là phiên bản thu nhỏ của 1 sản phẩm Apple Mac thời điểm đó, chính là Apple Performa 5200. Trên thực tế, Performa 5200 là một trong những chiếc máy tính tệ hại nhất mọi thời đại của Apple, chủ yếu là do nó hoạt động kém hơn so với đối thủ cạnh tranh có mức giá tương tự.
Với việc Apple Performa 5200 nổi tiếng về hiệu năng tồi tệ, không có gì ngạc nhiên khi Apple Pippin cũng gặp phải vấn đề tương tự. Apple Pippin chạy một phiên bản tinh chỉnh của Mac OS 7 (còn được gọi là System 7). Điều này đã mang đến cho nó một số khả năng độc đáo và chưa từng có trên các cỗ máy console chơi game thời điểm đó.
Cỗ máy này hỗ trợ kết nối modem và có thể kết nối các thiết bị ngoại vi, chẳng hạn như bàn phím hay chuột. Apple Pippin cũng là chiếc console chơi game duy nhất vào thời điểm đó cung cấp các khe cắm DRAM để người dùng nâng cấp. Thậm chí, Apple Pippin còn có khe cắm mở rộng giống như PCI, có thể được sử dụng để thêm những thiết bị ngoại vi bên ngoài. Người dùng chỉ cần kết nối Apple Pippin vào chiếc TV hiện có của mình để bắt đầu sử dụng thiết bị.

Tại sao Apple Pippin lại thất bại?​

Bạn có biết: Apple cũng từng làm máy chơi game console và nó thất bại thảm hại
Mặc dù Apple đã tham gia vào việc phát triển Pippin, nhưng họ không cam kết hoàn toàn với dự án này và chủ yếu hình dung nó như một nền tảng mở mà những người khác có thể phát triển các sản phẩm tùy biến. Thương hiệu sản xuất đồ chơi Nhật Bản Bandai tỏ ra rất quan tâm đến dự án này và chịu trách nhiệm sản xuất phần cứng tại quê nhà. Tại Nhật Bản, Apple Pippin có màu trắng và được bán dưới thương hiệu Atmark.
Tuy nhiên, lý do chính khiến Apple Pippin không thể “ngóc đầu lên nổi” là do mức giá niêm yết quá cao của nó, 650 USD tại Nhật Bản. Khi được đưa đến Mỹ (có tên là Bandai Pippin @ World), Apple muốn người dùng phải trả 600 USD cho sản phẩm này. Mức giá này đắt gấp 3 lần so với những chiếc console chơi game phổ biến thời điểm đó, gồm PlayStation 299 USD và Nintendo 64.
Đội ngũ tiếp thị của Apple đã không thể thuyết phục bất kỳ ai về khả năng vượt trội của Pippin, vốn vượt ra khỏi lĩnh vực chơi game. Và sẽ chẳng giúp được gì cho sứ mệnh của Apple Pippin khi công ty quảng cáo nó là 1 chiếc console chơi game. Dù Apple tận dụng khả năng tương thích CD-ROM rộng rãi của Pippin, nhưng cỗ máy này vẫn thiếu đi các tựa game chất lượng. Điều này càng khiến các game thủ tiềm năng chẳng thèm để tâm đến Apple Pippin. Kết quả là Apple và Bandai chỉ bán được khoảng 42.000 chiếc Pippin trên toàn cầu. Nhờ kết quả tồi tệ đó, kết hợp cùng với rất nhiều xáo trộn vào thời bấy giờ, đã từng có thời điểm, Apple đứng trên bờ vực phá sản.
Dẫu thế, điều quan trọng thúc đẩy quá trình sụp đổ của Pippin chính là việc Steve Jobs quay trở lại Apple vào năm 1997. Steve Jobs không may bị sa thải khỏi Apple vào năm 1985, nhưng đã quay trở lại để cứu vớt công ty. Ông đưa ra nhiều quyết định quan trọng, một trong số đó là loại bỏ sự tồn tại của Apple Pippin. Với những gì đã diễn ra, rõ ràng, sự trở lại của Steve Jobs rất quan trọng đối với Apple. Chính ông là người đặt nền móng cho Apple hiện đại mà chúng ta biết ngày nay.
Nguồn: Slash Gear
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top