"Báu vật sống" dưới sông Dương Tử, mang trong mình "kim đương đen" hơn 100 triệu đồng/kg

From Beijing with Love
From Beijing with Love
Phản hồi: 0

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Hơn 58.000 đập lớn và hàng triệu đập nhỏ hơn trên toàn thế giới đã và đang gây tác động nghiêm trọng đến môi trường sống của sông ngòi. Bằng cách phá vỡ quá trình vận chuyển trầm tích và chất dinh dưỡng, thay đổi chế độ dòng chảy và đáy sông, những điều này đã dẫn đến những hệ quả đáng lo ngại cho các loài cá địa phương nói riêng và hệ sinh thái dưới sông nói chung.

Tại Trung Quốc, ở con sông dài nhất châu Á tên Dương Tử - nơi có con đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới - cá tầm sông Dương Tử (danh pháp khoa học: Acipenser dabryanus) rơi vào bờ vực nghiêm trọng: Từ loài đe dọa tuyệt chủng cực kỳ nguy cấp năm 1996 (CR) SANG loài tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên (EW).

Công bố này do Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thực hiện năm 2022. Hai năm sau ngày IUCN đưa ra tuyên bố này, mọi nỗ lực của các nhà khoa học Trung Quốc nhằm đưa loài cá tầm sông Dương Tử từ môi trường nôi nhốt ra tự nhiên cho đến nay đều thất bại.

Điều gì khiến cho loài cá mang tính biểu tượng của Trung Quốc rơi xuống hố sâu tuyệt chủng?

"Gã khổng lồ cuối cùng của sông Dương Tử"​

Fishing-worldrecords thông tin, kỷ lục cân nặng và chiều dài của một con cá tầm sông Dương Tử là 80kg và dài 250 cm. Đó là một con cá tầm 40 tuổi sinh sống ngoài tự nhiên, ở môi trường đầy dưỡng chất của thượng nguồn sông Dương Tử.

1731555572884.png


Cá tầm sông Dương Tử vốn là loài cá tầm trung, vì thế, có lẽ đó là "gã khổng lồ" cuối cùng trên dòng sông Dương Tử bởi trong nhiều năm qua người ta thậm chí không còn thấy con cá tầm đặc hữu nào ở ngoài môi trường đặc hữu của dòng sông lớn nhất Trung Quốc này.

Sự xuất hiện của Đập Tam Hiệp đã góp phần khiến loài cá được xem là "báu vật" của dòng sông này biến mất hoàn toàn trong tự nhiên. IUCN cho biết, cả thế giới chỉ có Trung Quốc có cá tầm sông Dương Tử. Phạm vi sinh sống ngoài tự nhiên trước đây của loài cá này giới hạn ở lưu vực sông Dương Tử và các nhánh chính của sông.

Ngay từ cuối thế kỷ 20, quần thể này đã suy giảm mạnh do bị đánh bắt quá mức và suy thoái môi trường sống do con người gây ra - hai nguyên nhân chính dẫn đến tuyệt chủng. Kể từ năm 2014, người ta không còn thấy bất kỳ cá thể nào ngoài tự nhiên.

Mặc cho chính phủ Trung Quốc ra sức bảo vệ và được liệt kê trong Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) từ năm 1998, hoạt động kinh doanh thịt cá tầm và trứng cá muối bất hợp pháp và béo bở vẫn tiếp tục làm cạn kiệt nguồn cá trên sông.

"Hạt kim cương" đắt đỏ​

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc cho biết, theo truyền thống, cá tầm có vai trò quan trọng trong cuộc sống thường ngày của người dân Trung Quốc. Ghi chép sớm nhất về cá tầm ở Trung Quốc là vào thời nhà Đường (618–907 sau Công nguyên). Trong thời nhà Tống (960–1279 sau Công nguyên), cá tầm chiên là một món ăn phổ biến.

1731555604027.png


Ngày nay, giới thượng lưu thêm ưa chuộng món trứng cá tầm muối vì nó có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều lợi ích cho cơ thể con người sau khi ăn. Trứng cá muối thực sự là một trong những loại thực phẩm xa xỉ nhất trên thế giới. Trứng được thu hoạch từ cá tầm cái trước khi thụ tinh và sau đó được ướp muối để tăng hương vị và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm hoàn thiện. Sự kết hợp giữa trứng cá tầm chưa thụ tinh và muối này chính là món ngon được gọi là trứng cá muối.

Có cầu ắt có cung. Vì lợi nhuận trước mắt, nhiều người đã bất chấp tất cả để có được những "hạt kim cương" xa xỉ nhiều màu - là trứng cá tầm - để phục vụ "thượng đế". Đó là lý do, thị trường trứng cá tầm chợ đen ở Trung Quốc và châu Âu rất sôi động.

Vì sao trứng cá tầm đắt? Vì loài cá tầm nói chung trưởng thành rất muộn (lên đến 20 năm. Do đó, không dễ dàng gì để một con cá tầm cái mang trứng. Trứng cá tầm Beluga ở sông Danube nổi tiếng thế giới với mức giá đắt "cắt cổ", lên đến 6.000 Euro (khoảng hơn 160 triệu VND) trở lên cho mỗi kg, FAO cho biết. Còn trứng cá tầm "kim cương đen" ở Trung Quốc có giá khoảng 110 triệu VND cho một kg, theo Pleasurewine.

Nghiên cứu mới nhất về thị trường trứng cá tầm muối toàn cầu cho thấy thị trường trứng cá tầm muối toàn cầu đạt giá trị 575,68 triệu đô la Mỹ vào năm 2022. Dự kiến thị trường sẽ đạt 979,92 triệu đô la Mỹ vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 9,27% trong giai đoạn dự báo. Những con số này cho thấy, mặt hàng trứng cá tầm muối vẫn cực kỳ hot trong các năm trở lại đây.

Nỗ lực của Trung Quốc​

Đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới vẫn sừng sững trên dòng sông Dương Tử kể từ khi công trình này khởi công năm 1994 và hoàn thành năm 2003. Để tạo ra nguồn điện khổng lồ và tránh lũ cho hạ lưu con sông, người ta vẫn phải giữ lại đập này. Đó là điều hiển nhiên.

1731555614131.png


Vậy làm gì để khôi phục cá tầm sông Dương Tử dù loài này đã được IUCN tuyên bố là tuyệt chủng hoàn toàn ngoài tự nhiên? Năm 1998, Trung Quốc liệt kê cá tầm sông Dương Tử là Động vật được bảo vệ hạng nhất của Nhà nước. Mọi hoạt động đánh bắt ngoài tự nhiên đều là phạm pháp.

Năm 2000, Trung Quốc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia đầu tiên ở thượng nguồn sông Dương Tử. Khu bảo tồn này đã được mở rộng vào năm 2005 để giảm thiểu xung đột giữa các dự án thủy điện và việc duy trì chức năng của hệ sinh thái. Hiện nay nó là khu bảo tồn dưới nước lớn nhất ở Trung Quốc, có tổng chiều dài là 1.162,6 km, bao gồm 436,5 km của sông chính.

Năm 2021, chính phủ Trung Quốc cấm mọi hoạt động đánh bắt cá tại sông Dương Tử. Dẫu vậy, năm 2022, IUCN vẫn tuyên bố cá tầm sông Dương Tử (Acipenser dabryanus) tuyệt chủng ngoài tự nhiên, bất chấp những nỗ lực "sửa sai" của con người.

Khi cá tầm Acipenser dabryanus đứng trước nguy cơ không còn ngoài tự nhiên, người ta cho rằng sự tồn tại của cá tầm Dương Tử (dù là nuôi nhốt) hoàn toàn phụ thuộc vào các nỗ lực thả giống, nếu không loài này có thể bị tuyệt chủng hoàn toàn trên thế giới.

Nỗ lực này thực chất đã được thự hiện thử nghiệm lần đầu vào năm 1976 nhưng không thành công. Lần nhân giống thứ hai và thứ ba đã được Viện nghiên cứu nghề cá sông Dương Tử thực hiện thành công vào năm 2013 và 2018. Từ năm 2018, người ta đã thả hàng trăm nghìn con cá tầm lớn nhỏ khác nhau về thượng nguồn sông Dương Tử hàng năm nhằm tái tạo quần thể tự nhiên. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều bất thành. Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy loài này hiện đang sinh sản trong tự nhiên.

Đổi lại, việc nuôi nhốt cá tầm đã mở ra cho Trung Quốc một ngành thủy sản sinh lời lớn. Hoạt động nuôi cá tầm thương mại ở Trung Quốc bắt đầu vào thập kỷ cuối của thế kỷ 20.

1731555632733.png


Đến đầu thế kỷ 21, nghề nuôi cá tầm tại quốc gia này bắt đầu bùng nổ. Tổng sản lượng cá tầm ở Trung Quốc tăng từ 10.900 tấn vào năm 2003 lên hơn 90.000 tấn vào năm 2017, khiến Trung Quốc trở thành nhà sản xuất cá tầm lớn nhất thế giới. Các sản phẩm cá tầm chính ở Trung Quốc là cá tươi 1–2 kg để tiêu thụ thịt, đây là sản phẩm độc đáo trên thế giới nơi cá tầm thường được nuôi để sản xuất trứng cá muối.

Do chu kỳ trưởng thành dài của cá tầm cái và rủi ro cao trong đầu tư vào nuôi cá tầm, nên chỉ có 20% cá tầm ở Trung Quốc được sử dụng để sản xuất trứng cá muối. Sản lượng trứng cá muối nuôi của Trung Quốc tăng từ 0,7 tấn vào năm 2006 lên 135 tấn vào năm 2018, FAO thông tin. Ngày nay, Trung Quốc nổi lên là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu trứng cá muối quan trọng nhất thế giới.

Trứng cá muối là một mặt hàng xa xỉ ở châu Âu và Mỹ và người tiêu dùng Trung Quốc đang dần ưa chuộng nó. Năm 2017, Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 130 tấn trứng cá muối. Mỹ đã chi 7 triệu USD để mua trứng cá muối của Trung Quốc cùng năm này. Mặc dù có thể nhận thấy nhiều lợi ích từ kinh tế nuôi cá tầm nhưng Trung Quốc vẫn không muốn đi vào "vết xe đổ" với trường hợp tuyệt chủng của cá tầm sông Dương Tử.

Nước này vẫn duy trì lệnh cấm đánh bắt cá trên sông Dương Tử, đồng thời mọi hoạt động thả cá về tự nhiên vẫn đang diễn ra, cùng với đó là kế hoạch hành động quốc gia có khả năng sẽ xây dựng lại một quần thể cá tầm Dương Tử tự duy trì trong vài thập kỷ tới.

Arne Ludwig, Chủ tịch nhóm chuyên gia về cá tầm của IUCN kết luận: Việc mất đi loài nước ngọt hoang dã đã góp phần làm suy thoái đa dạng sinh học và làm suy thoái môi trường sống trên sông của chúng, vốn rất cần thiết cho sự thịnh vượng của con người và thiên nhiên. Nếu con người tiếp tục không quản lý bền vững các con sông của họ và không thực hiện được các cam kết bảo tồn các loài cá thì tình trạng mất mát thiên nhiên trên toàn cầu sẽ ngày một nghiêm trọng.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top