Kính viễn vọng Euclid của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa ghi nhận thêm 7 hành tinh lang thang, nâng tổng số hành tinh loại này được phát hiện lên con số hàng chục. Khác với Trái Đất, những hành tinh này không quay quanh bất kỳ ngôi sao nào, lang thang trong vũ trụ tối tăm và lạnh lẽo.
Các hành tinh mới được phát hiện là những khối khí khổng lồ, lớn ít nhất gấp 4 lần sao Mộc, trôi nổi tự do trong Tinh vân Orion, cách Trái Đất khoảng 1.500 năm ánh sáng.
Phát hiện này được công bố trong kết quả nghiên cứu khoa học đầu tiên của kính viễn vọng Euclid, được phóng vào tháng 7/2022.
Ảnh minh họa
"Phần nổi của tảng băng trôi"
Do không phản chiếu ánh sáng từ ngôi sao nào nên việc quan sát các hành tinh lang thang rất khó khăn. Eduardo Martin, nhà thiên văn học người Tây Ban Nha và là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên arXiv.org, ví von việc này giống như “mò kim đáy bể”. Các nhà khoa học cho rằng những gì chúng ta quan sát được mới chỉ là "phần nổi của tảng băng trôi".
Ước tính có thể có đến hàng nghìn tỷ hành tinh lang thang trong Dải Ngân hà và con số này trên toàn vũ trụ là không thể đếm xuể. Kính viễn vọng Roma của NASA, dự kiến được phóng vào năm 2027, được kỳ vọng sẽ phát hiện thêm nhiều hành tinh lang thang hơn nữa, giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về số lượng thực sự của chúng.
Hành tinh lang thang có thể là cái nôi của sự sống?
Mặc dù tồn tại trong môi trường khắc nghiệt, thiếu ánh sáng và hơi ấm từ ngôi sao, các nhà khoa học vẫn tin rằng hành tinh lang thang có thể là nơi tồn tại sự sống, thậm chí có thể là mục tiêu chính trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Nguồn năng lượng duy trì sự sống trên các hành tinh này phải đến từ bên trong, tương tự như cách sao Hải Vương tạo ra năng lượng. Tuy nhiên, trong điều kiện lý tưởng nhất, sự sống trên hành tinh lang thang có thể chỉ giới hạn ở dạng vi khuẩn và vi sinh vật.
Lợi thế của sự cô độc
Mặc dù tồn tại trong môi trường khắc nghiệt, các hành tinh lang thang lại có một lợi thế lớn: Không bị ràng buộc bởi bất kỳ ngôi sao nào. Trong khi Trái Đất có nguy cơ bị Mặt Trời nuốt chửng khi nó trở thành sao lùn đỏ sau 7,6 tỷ năm nữa, hành tinh lang thang sẽ tồn tại vĩnh viễn.
"Những hành tinh này sẽ tồn tại mãi mãi", Christopher Conselice, đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư thiên văn học tại Đại học Manchester, cho biết. "Nếu bạn không bận tâm đến nhiệt độ lạnh giá, bạn có thể tồn tại trên những hành tinh này mãi mãi”.
Nguồn gốc hình thành vẫn còn là ẩn số
Nghiên cứu của Euclid cũng cung cấp manh mối về cách thức hình thành hành tinh lang thang. Một số có thể được hình thành ở rìa ngoài hệ sao trước khi bị đẩy ra, trong khi số khác được cho là "sản phẩm phụ tự nhiên" của quá trình hình thành sao.
Tuy nhiên, câu trả lời chính xác về nguồn gốc của những hành tinh lang thang vẫn là một ẩn số. "Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn", giáo sư Conselice cho biết.
Các hành tinh mới được phát hiện là những khối khí khổng lồ, lớn ít nhất gấp 4 lần sao Mộc, trôi nổi tự do trong Tinh vân Orion, cách Trái Đất khoảng 1.500 năm ánh sáng.
Phát hiện này được công bố trong kết quả nghiên cứu khoa học đầu tiên của kính viễn vọng Euclid, được phóng vào tháng 7/2022.
Ảnh minh họa
"Phần nổi của tảng băng trôi"
Do không phản chiếu ánh sáng từ ngôi sao nào nên việc quan sát các hành tinh lang thang rất khó khăn. Eduardo Martin, nhà thiên văn học người Tây Ban Nha và là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên arXiv.org, ví von việc này giống như “mò kim đáy bể”. Các nhà khoa học cho rằng những gì chúng ta quan sát được mới chỉ là "phần nổi của tảng băng trôi".
Ước tính có thể có đến hàng nghìn tỷ hành tinh lang thang trong Dải Ngân hà và con số này trên toàn vũ trụ là không thể đếm xuể. Kính viễn vọng Roma của NASA, dự kiến được phóng vào năm 2027, được kỳ vọng sẽ phát hiện thêm nhiều hành tinh lang thang hơn nữa, giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về số lượng thực sự của chúng.
Hành tinh lang thang có thể là cái nôi của sự sống?
Mặc dù tồn tại trong môi trường khắc nghiệt, thiếu ánh sáng và hơi ấm từ ngôi sao, các nhà khoa học vẫn tin rằng hành tinh lang thang có thể là nơi tồn tại sự sống, thậm chí có thể là mục tiêu chính trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Nguồn năng lượng duy trì sự sống trên các hành tinh này phải đến từ bên trong, tương tự như cách sao Hải Vương tạo ra năng lượng. Tuy nhiên, trong điều kiện lý tưởng nhất, sự sống trên hành tinh lang thang có thể chỉ giới hạn ở dạng vi khuẩn và vi sinh vật.
Lợi thế của sự cô độc
Mặc dù tồn tại trong môi trường khắc nghiệt, các hành tinh lang thang lại có một lợi thế lớn: Không bị ràng buộc bởi bất kỳ ngôi sao nào. Trong khi Trái Đất có nguy cơ bị Mặt Trời nuốt chửng khi nó trở thành sao lùn đỏ sau 7,6 tỷ năm nữa, hành tinh lang thang sẽ tồn tại vĩnh viễn.
"Những hành tinh này sẽ tồn tại mãi mãi", Christopher Conselice, đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư thiên văn học tại Đại học Manchester, cho biết. "Nếu bạn không bận tâm đến nhiệt độ lạnh giá, bạn có thể tồn tại trên những hành tinh này mãi mãi”.
Nguồn gốc hình thành vẫn còn là ẩn số
Nghiên cứu của Euclid cũng cung cấp manh mối về cách thức hình thành hành tinh lang thang. Một số có thể được hình thành ở rìa ngoài hệ sao trước khi bị đẩy ra, trong khi số khác được cho là "sản phẩm phụ tự nhiên" của quá trình hình thành sao.
Tuy nhiên, câu trả lời chính xác về nguồn gốc của những hành tinh lang thang vẫn là một ẩn số. "Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn", giáo sư Conselice cho biết.