Biden đặt câu hỏi về quyền hạn của Tòa án hình sự Quốc tế sau khi tòa này ra lệnh bắt Putin

Đoàn Thúy Hà

Editor
Thành viên BQT
Lãnh đạo Mỹ bình luận về cáo buộc "tội ác chiến tranh" đối với Tổng thống Nga.
Biden đặt câu hỏi về quyền hạn của Tòa án hình sự Quốc tế sau khi tòa này ra lệnh bắt Putin
“Chà, tôi nghĩ điều đó là chính đáng”, Biden nói với đoàn báo chí Nhà Trắng trước khi lên trực thăng vào tối thứ Sáu, khi được hỏi về Tòa án hình sự Quốc tế (ICC). “Nhưng câu hỏi đặt ra là, nó cũng không được quốc tế công nhận. Nhưng tôi nghĩ động thái đó đã đưa ra thông điệp rất mạnh mẽ".
"Chúng tôi đã bày tỏ rõ ràng rằng những người chịu trách nhiệm phải bị trừng phạt. Lệnh bắt là quyết định được công tố viên ICC công bố độc lập dựa trên thực tế", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
ICC ngày 17/3 phát lệnh bắt Tổng thống Putin và Ủy viên của Tổng thống Nga phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belova, với cáo buộc "di chuyển bất hợp pháp" trẻ em Ukraine sang Nga. ICC cho rằng hoạt động nói trên diễn ra sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát.
Quyết định được ICC đưa ra sau cuộc điều tra về cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh và chống lại loài người liên quan đến chiến sự Ukraine, điều mà Moskva nhiều lần phủ nhận. Nga không công nhận thẩm quyền của ICC, do đó chưa rõ cơ quan này sẽ thực hiện lệnh bắt ra sao. Tham khảo thêm vai trò và tính hiệu quả của Tòa án hình sự quốc tế tại đây.
Về mặt lý thuyết, quyết định yêu cầu 123 nước thành viên ICC bắt Tổng thống Putin và chuyển đến Hà Lan để xét xử nếu ông đặt chân đến lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá kịch bản này khó xảy ra.
Mỹ và Nga từng tham gia ICC nhưng đã rút lui và không công nhận cơ quan này. Một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ không tham gia và không công nhận thẩm quyền của ICC.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng "các quyết định của ICC không có ý nghĩa gì với đất nước chúng tôi xét về quan điểm pháp lý". "Nga không phải bên tham gia Quy chế Rome về ICC và không có nghĩa vụ nào liên quan. Nga không hợp tác với ICC, các lệnh bắt do cơ quan này đưa ra vô hiệu về mặt pháp lý và vô giá trị đối với chúng tôi", bà Zakharova cho biết.
Kiev cho rằng 345 trẻ em Ukraine "biến mất" từ khi xung đột bùng phát, đồng thời cáo buộc Nga đưa nhiều em tới nước này. Một quan chức cấp cao Ukraine ngày 13/3 cho biết họ hối thúc ICC trong thời gian dài nhằm xin lệnh bắt những công dân Nga liên quan.
Tổng công tố Ukraine Andriy Kostin ngày 17/3 tuyên bố quyết định của ICC là "động thái mang tính lịch sử với Ukraine và toàn bộ hệ thống luật pháp quốc tế". Andriy Yermak, chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, thì cho rằng quyết định này "mới chỉ là bắt đầu".
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top