From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Phân tích thiên thạch Black Beauty (NWA 7034) – "Black Beauty" – bằng các kỹ thuật tiên tiến, các nhà nghiên cứu Đại học Curtin (Úc) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy sao Hỏa sơ khai có thể đã từng tồn tại sự sống.
Hạt zircon 4,45 tỷ năm tuổi trong thiên thạch cho thấy sao Hỏa thời kỳ đó, khi Trái đất vẫn còn là một "quả cầu địa ngục" với đại dương magma, lại là một vùng nước ấm áp, thích hợp cho sự sống. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện dấu hiệu địa hóa của chất lỏng giàu nước và bằng chứng về hệ thống thủy nhiệt – những cấu trúc khe nứt dưới đáy đại dương cung cấp nhiệt và chất dinh dưỡng từ địa nhiệt, được xem là "cái nôi sự sống" của nhiều hành tinh, bao gồm cả Trái đất.
TS Aaron Cavosie, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết phát hiện này cho thấy hoạt động núi lửa cổ đại trên sao Hỏa đã tạo ra môi trường có tiềm năng sinh sống rất sớm. Trước đây, một số bằng chứng cho thấy sự tồn tại của nước lỏng trên sao Hỏa trong thời kỳ tiền Noachian (trước 4,1 tỷ năm trước), nhưng phát hiện mới này đẩy lùi thời điểm sao Hỏa có thể có sự sống thậm chí còn xa hơn nữa.
Sao Hỏa nằm trong "vùng sự sống" Goldilocks của hệ Mặt trời, cùng với Trái đất và sao Kim. Mặc dù hiện tại là một hành tinh cằn cỗi, nhưng nhiều bằng chứng, bao gồm cả việc robot thăm dò Curiosity phát hiện "khối xây dựng sự sống" năm 2018, ủng hộ giả thuyết sao Hỏa từng có sự sống.
"Black Beauty", được tìm thấy ở sa mạc Sahara năm 2011, là một báu vật khoa học. NASA xác định nó có nguồn gốc từ sao Hỏa, 4,45 tỷ năm tuổi và chứa lượng nước gấp 10 lần so với các thiên thạch sao Hỏa khác. Việc phân tích địa hóa học ở quy mô nano đã xác nhận sự hiện diện của chất lỏng giàu nước và hệ thống thủy nhiệt trên sao Hỏa cổ đại, củng cố thêm giả thuyết về sự sống trên hành tinh đỏ.
Hạt zircon 4,45 tỷ năm tuổi trong thiên thạch cho thấy sao Hỏa thời kỳ đó, khi Trái đất vẫn còn là một "quả cầu địa ngục" với đại dương magma, lại là một vùng nước ấm áp, thích hợp cho sự sống. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện dấu hiệu địa hóa của chất lỏng giàu nước và bằng chứng về hệ thống thủy nhiệt – những cấu trúc khe nứt dưới đáy đại dương cung cấp nhiệt và chất dinh dưỡng từ địa nhiệt, được xem là "cái nôi sự sống" của nhiều hành tinh, bao gồm cả Trái đất.
TS Aaron Cavosie, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết phát hiện này cho thấy hoạt động núi lửa cổ đại trên sao Hỏa đã tạo ra môi trường có tiềm năng sinh sống rất sớm. Trước đây, một số bằng chứng cho thấy sự tồn tại của nước lỏng trên sao Hỏa trong thời kỳ tiền Noachian (trước 4,1 tỷ năm trước), nhưng phát hiện mới này đẩy lùi thời điểm sao Hỏa có thể có sự sống thậm chí còn xa hơn nữa.
Sao Hỏa nằm trong "vùng sự sống" Goldilocks của hệ Mặt trời, cùng với Trái đất và sao Kim. Mặc dù hiện tại là một hành tinh cằn cỗi, nhưng nhiều bằng chứng, bao gồm cả việc robot thăm dò Curiosity phát hiện "khối xây dựng sự sống" năm 2018, ủng hộ giả thuyết sao Hỏa từng có sự sống.
"Black Beauty", được tìm thấy ở sa mạc Sahara năm 2011, là một báu vật khoa học. NASA xác định nó có nguồn gốc từ sao Hỏa, 4,45 tỷ năm tuổi và chứa lượng nước gấp 10 lần so với các thiên thạch sao Hỏa khác. Việc phân tích địa hóa học ở quy mô nano đã xác nhận sự hiện diện của chất lỏng giàu nước và hệ thống thủy nhiệt trên sao Hỏa cổ đại, củng cố thêm giả thuyết về sự sống trên hành tinh đỏ.