BYD lấn lướt thị trường xe điện Trung Quốc nhờ các mẫu xe hybrid

Bỉ Ngạn Hoa

Moderator
Một khoảng cách lớn đã mở ra giữa các hãng xe điện của Trung Quốc khi BYD qua mặt các đối thủ nhờ triển khai công nghệ mới nhất.

Cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô này đã bất chấp sự sụt giảm nặng nề của cổ phiếu xe điện trên toàn thế giới để tăng hơn 6% tại Hồng Kông trong năm nay nhờ sự ra mắt của hệ thống truyền động plug-in hybrid thế hệ thứ năm vào tháng 5. Cổ phiếu của các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn như Li Auto, Xpeng và Nio đều giảm ít nhất 45% trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu xe điện chậm lại và cuộc chiến giá cả dai dẳng.

1719971666301.png

Mẫu xe mới BYD Seal 06 DM-i​

Nền tảng plug-in hybrid mới nhất của BYD cho phép các phương tiện di chuyển không ngừng nghỉ trong hơn 2.000 km mà không cần sạc lại hoặc tiếp nhiên liệu. Nền tảng này đã được giới thiệu với hai mẫu xe có giá bán dưới 100.000 nhân dân tệ (13.750 USD). Xe plug-in hybrid chiếm vị trí trung gian giữa các phương tiện chạy bằng khí đốt truyền thống và xe thuần điện, đồng thời đang được quảng cáo là một lĩnh vực tiềm năng để tăng trưởng trong tương lai khi doanh số bán xe thuần điện bão hòa.

Bing Yuan, nhà quản lý quỹ tại Edmond de Rothschild Asset Management ở Paris, cho biết: “Chúng tôi đặc biệt lạc quan về tiềm năng xe điện plug-in hybrid của BYD và cơ hội mở rộng ra nước ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình chuyển đổi xe điện toàn cầu đang chậm lại. BYD có thể mở rộng vị trí dẫn đầu về thị phần và đạt được mức tăng trưởng nhanh hơn với xe plug-in hybrid so với xe điện thuần túy, đồng thời chiếm được nhiều thị phần hơn từ các phương tiện động cơ đốt trong truyền thống.”

Kỷ lục bán hàng

BYD đã bán được gần 1 triệu ô tô chạy thuần điện và hybrid trong quý 2 vừa qua, một kỷ lục dựa trên dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Chỉ trong tháng 6, doanh số bán xe plug-in hybrid của hãng đã tăng 58% so với một năm trước đó lên hơn 195.000 chiếc, vượt qua doanh số của xe chỉ chạy bằng pin.

Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này đã phát triển nền tảng plug-in hybrid, được gọi là DM-i, trong khoảng 20 năm. Thế hệ công nghệ thứ tư được giới thiệu vào năm 2021 đã giúp hãng trở thành thương hiệu ô tô bán chạy nhất Trung Quốc vào năm ngoái.

Hai mẫu BYD sử dụng công nghệ mới nhất, Seal 06 DM-i và Qin L DM-i, có giá khởi điểm là 99.800 nhân dân tệ (13.700 USD), thể hiện khả năng giảm chi phí của BYD. Hai mẫu xe này đã nhận được hơn 120.000 đơn đặt hàng kể từ khi được giới thiệu vào cuối tháng 5, theo Citigroup.

Tiềm năng tăng trưởng ở nước ngoài của BYD là một điểm quan trọng khác thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư. Nhà sản xuất ô tô này đang tăng cường nỗ lực để tạo ra bước đột phá ở châu Âu, bao gồm cả việc thúc đẩy tiếp thị tại giải bóng đá châu Âu Euro 2024 và mở một phòng trưng bày cao cấp mới trên đại lộ Champs-Elysees ở Paris vào tháng trước.

Nhà sản xuất ô tô này đang đặt cược rằng xuất khẩu có tỷ suất lợi nhuận cao hơn sẽ giúp giảm bớt tác động đến lợi nhuận do cuộc chiến giá cả kéo dài ở Trung Quốc. BYD đặt mục tiêu bán 500.000 xe bên ngoài Trung Quốc trong năm nay và tăng gấp đôi con số đó vào năm 2025.

Công ty này là hãng chịu thuế nhập khẩu vào châu Âu thấp nhất trong các hãng xe Trung Quốc. Hơn nữa, triển vọng tăng trưởng xuất khẩu đối với xe plug-in hybrid không bị ảnh hưởng do các khoản thuế bổ sung của châu Âu chỉ được áp dụng đối với xe thuần điện.

Xin-Yao Ng, giám đốc đầu tư của abrdn Asia Ltd. tại Singapore cho biết: “Chúng tôi thấy BYD khác biệt so với các công ty cùng ngành của Trung Quốc và có vị thế khá tốt” nhờ vào lợi thế xuất khẩu mạnh mẽ.

>> BYD chuẩn bị mở nhà máy ô tô ngay sát vách Việt Nam

>> Cách Trung Quốc đưa BYD trở thành đối thủ Tesla

>> Các hãng xe điện Trung Quốc đổ xô đến Đông Nam Á, khó tránh cuộc chiến giá khốc liệt

>> Trung Quốc đã bơm cho BYD ít nhất 3,7 tỷ USD để thắng cuộc đua xe điện

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top