Bỉ Ngạn Hoa
Writer
Theo hãng tin Reuters, các quan chức và nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang để mắt đến các nhà máy sản xuất xe hơi sắp đóng cửa của Đức, đặc biệt là các địa điểm của Volkswagen.
Việc mua nhà máy sản xuất xe ở Đức sẽ cho phép Trung Quốc xây dựng ảnh hưởng trong ngành công nghiệp ô tô được đánh giá cao của Đức, nơi có một số thương hiệu ô tô lâu đời và uy tín nhất, nguồn tin chia sẻ thông tin với Reuters cho biết.
Các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu từ viễn thông đến robot nhưng vẫn chưa thành lập cơ sở sản xuất ô tô tại nước này mặc dù Mercedes-Benz có hai cổ đông lớn là công ty Trung Quốc.
Bất kỳ động thái nào liên quan đến việc mua lại nhà máy xe hơi ở Đức đều được xem là khoản đầu tư nhạy cảm nhất về mặt chính trị của Trung Quốc. Volkswagen từ lâu đã là biểu tượng cho sức mạnh công nghiệp của Đức. Tuy vậy, hãng xe này đang gặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nhu cầu và quá trình chuyển đổi khó khăn sang công nghệ xanh.
Việc sản xuất ô tô tại Đức để bán ở châu Âu sẽ cho phép các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc tránh phải trả thuế quan của EU đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc và có thể gây ra mối đe dọa hơn nữa đối với khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất châu Âu.
Mặc dù các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước hoặc liên doanh có thể đấu thầu mua lại nhà máy xe hơi ở Đức song chính quyền Trung Quốc vẫn có quyền chấp thuận một số khoản đầu tư ở nước ngoài và có khả năng sẽ tham gia vào bất kỳ đề nghị nào ngay từ đầu quá trình.
Nguồn tin chia sẻ với Reuters cho biết các quyết định đầu tư sẽ phụ thuộc vào lập trường của chính phủ Đức mới đối với Trung Quốc sau cuộc bầu cử vào tháng 2 tới.
Hai nền kinh tế đã trở nên gắn bó sâu sắc trong 16 năm từ khi Thủ tướng Angela Merkel tại nhiệm, đặc biệt là các khoản đầu tư và xuất khẩu từ các nhà sản xuất ô tô Đức sang Trung Quốc.
Nhưng mối quan hệ của hai nước đã nguội lạnh khi liên minh hiện tại thúc đẩy việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock đã mô tả Trung Quốc là đối thủ. Một nguồn tin từ văn phòng ngoại giao Đức cho biết Trung Quốc đã phát triển để trở thành đối thủ có hệ thống.
Volkswagen đang tìm kiếm các mục đích sử dụng thay thế cho các nhà máy ở Dresden và Osnabrueck nhằm cắt giảm chi phí để thu hẹp hoạt động tại Đức. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu, sở hữu các thương hiệu bao gồm Porsche, Audi và Skoda, đã phải chịu sự sụt giảm doanh số trước sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các công ty Trung Quốc.
Các giám đốc điều hành của Volkswagen muốn đóng cửa một số nhà máy nhưng phải đối mặt với sự phản đối từ công đoàn. Trong một thỏa thuận được ký kết trước Giáng sinh, các lãnh đạo và công đoàn đã đồng ý chấm dứt sản xuất tại Dresden, một nhà máy có 340 công nhân sản xuất xe điện ID.3, từ năm 2025 và Osnabrueck, nơi có 2.300 nhân viên sản xuất xe T-Roc Cabrio, từ năm 2027.
Volkswagen sẽ sẵn sàng bán nhà máy Osnabrueck cho một người mua Trung Quốc, một nguồn tin chia sẻ với Reuters. Tuy vậy, các công ty Trung Quốc lo ngại về cách họ sẽ được các công đoàn của hãng xe Đức tiếp nhận. Công đoàn cũng nắm giữ một nửa số ghế trong ban cố vấn của các hãng xe Đức.
Stephan Soldanski, một đại diện công đoàn từ Osnabrueck, cho biết công nhân tại nhà máy sẽ không phản đối việc sản xuất cho một trong những đối tác liên doanh của Volkswagen tại Trung Quốc.
"Tôi có thể tưởng tượng rằng chúng tôi sẽ sản xuất thứ gì đó cho một liên doanh tại Trung Quốc .... nhưng theo logo Volkswagen và theo tiêu chuẩn Volkswagen. Đó là điều kiện tiên quyết", ông nói.
Trung Quốc tìm cách mở cửa
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các công ty muốn đầu tư vào Đức nên được phép làm như vậy.
"Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp mở cửa để tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho các công ty nước ngoài... Hy vọng rằng phía Đức cũng sẽ duy trì thái độ cởi mở, (và) cung cấp một môi trường kinh doanh công bằng, chính đáng và không phân biệt đối xử để các công ty Trung Quốc đầu tư", người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố với Reuters.
Theo hãng tin Reuters, Phòng thương mại Trung Quốc tại Berlin đã xác nhận rằng các nhà đầu tư Trung Quốc rất quan tâm đến lĩnh vực ô tô của Đức, coi đây là triển vọng đầu tư dài hạn có tầm quan trọng chiến lược. Nhiều nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tin rằng việc giành được sự ủng hộ của người tiêu dùng khó tính của Đức là một dấu hiệu thành công quan trọng.
Một chủ ngân hàng chia sẻ với Reuters rằng với Volkswagen, việc bán các nhà máy có thể rẻ hơn so với việc đóng cửa các nhà máy, đồng thời nói thêm rằng mỗi nhà máy có thể thu về từ 100 triệu euro đến 300 triệu euro (103 triệu đến 309 triệu USD).
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang tìm kiếm địa điểm
Nhiều nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm kiếm địa điểm xây dựng nhà máy ở châu Âu, thị trường xe điện lớn thứ hai thế giới, để né thuế quan do Ủy ban châu Âu áp đặt vào năm ngoái nhằm chống lại những gì mà họ cho là trợ cấp không công bằng ở Trung Quốc.
Cho đến nay, hầu hết các hãng xe Trung Quốc đã chọn xây dựng nhà máy mới ở các quốc gia có chi phí thấp hơn với các công đoàn hoạt động yếu hơn, chẳng hạn như BYD mở nhà máy ở Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ. Leapmotor đang có kế hoạch sản xuất với Stellantis ở Ba Lan và Chery Auto sẽ bắt đầu sản xuất xe điện trong năm nay tại một nhà máy trước đây thuộc sở hữu của Nissan ở Tây Ban Nha.
Theo Reuters, các nhà đầu tư Trung Quốc đã khảo sát các nhà máy ở Tây Âu, bao gồm cả nhà máy của Ford tại Saarlouis ở Đức và nhà máy Audi của Volkswagen tại Brussels. Leapmotor đang cân nhắc sử dụng một nhà máy ở Đức để sản xuất xe điện.
Chery nói với Reuters rằng họ đang xem xét nhiều lựa chọn khác nhau để sản xuất tại châu Âu và dự kiến sẽ đưa ra quyết định trong năm nay.
Giám đốc của Chery tại châu Âu đã nói với Reuters vào tháng 10 năm ngoái rằng mặc dù mua một nhà máy hiện có sẽ nhanh hơn nhưng một nhà máy mới sẽ cho phép Chery xây dựng theo các tiêu chuẩn mới nhất.
BYD đã nói với Reuters rằng công ty này có các mục tiêu dài hạn tại châu Âu, phần lớn không liên quan đến chính trị quốc gia trong ngắn hạn.
Việc mua nhà máy sản xuất xe ở Đức sẽ cho phép Trung Quốc xây dựng ảnh hưởng trong ngành công nghiệp ô tô được đánh giá cao của Đức, nơi có một số thương hiệu ô tô lâu đời và uy tín nhất, nguồn tin chia sẻ thông tin với Reuters cho biết.
Các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu từ viễn thông đến robot nhưng vẫn chưa thành lập cơ sở sản xuất ô tô tại nước này mặc dù Mercedes-Benz có hai cổ đông lớn là công ty Trung Quốc.
Bất kỳ động thái nào liên quan đến việc mua lại nhà máy xe hơi ở Đức đều được xem là khoản đầu tư nhạy cảm nhất về mặt chính trị của Trung Quốc. Volkswagen từ lâu đã là biểu tượng cho sức mạnh công nghiệp của Đức. Tuy vậy, hãng xe này đang gặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nhu cầu và quá trình chuyển đổi khó khăn sang công nghệ xanh.
Việc sản xuất ô tô tại Đức để bán ở châu Âu sẽ cho phép các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc tránh phải trả thuế quan của EU đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc và có thể gây ra mối đe dọa hơn nữa đối với khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất châu Âu.
Mặc dù các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước hoặc liên doanh có thể đấu thầu mua lại nhà máy xe hơi ở Đức song chính quyền Trung Quốc vẫn có quyền chấp thuận một số khoản đầu tư ở nước ngoài và có khả năng sẽ tham gia vào bất kỳ đề nghị nào ngay từ đầu quá trình.
Nguồn tin chia sẻ với Reuters cho biết các quyết định đầu tư sẽ phụ thuộc vào lập trường của chính phủ Đức mới đối với Trung Quốc sau cuộc bầu cử vào tháng 2 tới.
Hai nền kinh tế đã trở nên gắn bó sâu sắc trong 16 năm từ khi Thủ tướng Angela Merkel tại nhiệm, đặc biệt là các khoản đầu tư và xuất khẩu từ các nhà sản xuất ô tô Đức sang Trung Quốc.
Nhưng mối quan hệ của hai nước đã nguội lạnh khi liên minh hiện tại thúc đẩy việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock đã mô tả Trung Quốc là đối thủ. Một nguồn tin từ văn phòng ngoại giao Đức cho biết Trung Quốc đã phát triển để trở thành đối thủ có hệ thống.
Volkswagen đang tìm kiếm các mục đích sử dụng thay thế cho các nhà máy ở Dresden và Osnabrueck nhằm cắt giảm chi phí để thu hẹp hoạt động tại Đức. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu, sở hữu các thương hiệu bao gồm Porsche, Audi và Skoda, đã phải chịu sự sụt giảm doanh số trước sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các công ty Trung Quốc.
Các giám đốc điều hành của Volkswagen muốn đóng cửa một số nhà máy nhưng phải đối mặt với sự phản đối từ công đoàn. Trong một thỏa thuận được ký kết trước Giáng sinh, các lãnh đạo và công đoàn đã đồng ý chấm dứt sản xuất tại Dresden, một nhà máy có 340 công nhân sản xuất xe điện ID.3, từ năm 2025 và Osnabrueck, nơi có 2.300 nhân viên sản xuất xe T-Roc Cabrio, từ năm 2027.
Volkswagen sẽ sẵn sàng bán nhà máy Osnabrueck cho một người mua Trung Quốc, một nguồn tin chia sẻ với Reuters. Tuy vậy, các công ty Trung Quốc lo ngại về cách họ sẽ được các công đoàn của hãng xe Đức tiếp nhận. Công đoàn cũng nắm giữ một nửa số ghế trong ban cố vấn của các hãng xe Đức.
Stephan Soldanski, một đại diện công đoàn từ Osnabrueck, cho biết công nhân tại nhà máy sẽ không phản đối việc sản xuất cho một trong những đối tác liên doanh của Volkswagen tại Trung Quốc.
"Tôi có thể tưởng tượng rằng chúng tôi sẽ sản xuất thứ gì đó cho một liên doanh tại Trung Quốc .... nhưng theo logo Volkswagen và theo tiêu chuẩn Volkswagen. Đó là điều kiện tiên quyết", ông nói.
Trung Quốc tìm cách mở cửa
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các công ty muốn đầu tư vào Đức nên được phép làm như vậy.
"Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp mở cửa để tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho các công ty nước ngoài... Hy vọng rằng phía Đức cũng sẽ duy trì thái độ cởi mở, (và) cung cấp một môi trường kinh doanh công bằng, chính đáng và không phân biệt đối xử để các công ty Trung Quốc đầu tư", người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố với Reuters.
Theo hãng tin Reuters, Phòng thương mại Trung Quốc tại Berlin đã xác nhận rằng các nhà đầu tư Trung Quốc rất quan tâm đến lĩnh vực ô tô của Đức, coi đây là triển vọng đầu tư dài hạn có tầm quan trọng chiến lược. Nhiều nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tin rằng việc giành được sự ủng hộ của người tiêu dùng khó tính của Đức là một dấu hiệu thành công quan trọng.
Một chủ ngân hàng chia sẻ với Reuters rằng với Volkswagen, việc bán các nhà máy có thể rẻ hơn so với việc đóng cửa các nhà máy, đồng thời nói thêm rằng mỗi nhà máy có thể thu về từ 100 triệu euro đến 300 triệu euro (103 triệu đến 309 triệu USD).
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang tìm kiếm địa điểm
Nhiều nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm kiếm địa điểm xây dựng nhà máy ở châu Âu, thị trường xe điện lớn thứ hai thế giới, để né thuế quan do Ủy ban châu Âu áp đặt vào năm ngoái nhằm chống lại những gì mà họ cho là trợ cấp không công bằng ở Trung Quốc.
Cho đến nay, hầu hết các hãng xe Trung Quốc đã chọn xây dựng nhà máy mới ở các quốc gia có chi phí thấp hơn với các công đoàn hoạt động yếu hơn, chẳng hạn như BYD mở nhà máy ở Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ. Leapmotor đang có kế hoạch sản xuất với Stellantis ở Ba Lan và Chery Auto sẽ bắt đầu sản xuất xe điện trong năm nay tại một nhà máy trước đây thuộc sở hữu của Nissan ở Tây Ban Nha.
Theo Reuters, các nhà đầu tư Trung Quốc đã khảo sát các nhà máy ở Tây Âu, bao gồm cả nhà máy của Ford tại Saarlouis ở Đức và nhà máy Audi của Volkswagen tại Brussels. Leapmotor đang cân nhắc sử dụng một nhà máy ở Đức để sản xuất xe điện.
Chery nói với Reuters rằng họ đang xem xét nhiều lựa chọn khác nhau để sản xuất tại châu Âu và dự kiến sẽ đưa ra quyết định trong năm nay.
Giám đốc của Chery tại châu Âu đã nói với Reuters vào tháng 10 năm ngoái rằng mặc dù mua một nhà máy hiện có sẽ nhanh hơn nhưng một nhà máy mới sẽ cho phép Chery xây dựng theo các tiêu chuẩn mới nhất.
BYD đã nói với Reuters rằng công ty này có các mục tiêu dài hạn tại châu Âu, phần lớn không liên quan đến chính trị quốc gia trong ngắn hạn.