Bùi Minh Nhật
Intern Writer
Nhiều người nghĩ rằng cái chết là một khoảnh khắc dứt khoát: tim ngừng đập, não ngừng hoạt động, sự sống kết thúc. Nhưng các nghiên cứu mới và những trường hợp hồi sinh khó tin đang thách thức chính giả định đó. Có vẻ như cái chết không hẳn là một ranh giới rõ ràng như chúng ta vẫn tưởng.
Một ví dụ đáng chú ý là trường hợp của Anthony "TJ" Hoover II ở Kentucky, Mỹ. Năm 2021, anh được tuyên bố là chết não sau khi dùng thuốc quá liều và được đưa vào quy trình hiến tạng. Thế nhưng, chỉ khoảng một giờ sau, anh bất ngờ "vật lộn" trên bàn mổ. Anh tỉnh lại, và dù bị tổn thương thần kinh, anh vẫn sống sót và được xuất viện.
Không chỉ Hoover, những câu chuyện tương tự từng xảy ra từ Kenya, Ba Lan đến Trung Quốc nơi người ta tưởng ai đó đã chết, chỉ để chứng kiến họ… tỉnh dậy trong quan tài hoặc phòng tang lễ.
Tiến sĩ Jimo Borjigin, người dẫn đầu nghiên cứu, cho rằng đây có thể là nỗ lực cuối cùng của não bộ để "cứu vớt" sự sống, hoặc cố gắng tìm kiếm ý nghĩa trong thời khắc hấp hối. Bà đặt ra một câu hỏi đáng suy ngẫm: Nếu ý thức vẫn có thể tồn tại ngay cả khi người ta được tuyên bố là đã chết, liệu chúng ta có đang hiểu sai về cái chết?
Một vấn đề hệ trọng đi kèm là: việc xác định sai thời điểm tử vong có thể ảnh hưởng đến quy trình hiến tạng. Dù hiếm, nhưng nếu hoạt động não vẫn còn, liệu người được hiến tạng có thực sự "chết"? Và điều đó đặt ra những câu hỏi y đức rất nghiêm trọng.
Dù vậy, các nhà khoa học khác vẫn tỏ ra thận trọng. Một số người cho rằng các đợt sóng gamma có thể chỉ là phản xạ cơ học, hoặc tín hiệu nhiễu chứ không nhất thiết là bằng chứng của ý thức. Tuy nhiên, chính sự mơ hồ đó khiến cái chết trở thành một trong những điều ít được hiểu rõ nhất trong y học hiện đại.
Một ví dụ đáng chú ý là trường hợp của Anthony "TJ" Hoover II ở Kentucky, Mỹ. Năm 2021, anh được tuyên bố là chết não sau khi dùng thuốc quá liều và được đưa vào quy trình hiến tạng. Thế nhưng, chỉ khoảng một giờ sau, anh bất ngờ "vật lộn" trên bàn mổ. Anh tỉnh lại, và dù bị tổn thương thần kinh, anh vẫn sống sót và được xuất viện.

Không chỉ Hoover, những câu chuyện tương tự từng xảy ra từ Kenya, Ba Lan đến Trung Quốc nơi người ta tưởng ai đó đã chết, chỉ để chứng kiến họ… tỉnh dậy trong quan tài hoặc phòng tang lễ.
Não bộ vẫn "sáng đèn" sau khi tim ngừng đập?
Trong một nghiên cứu tại Đại học Michigan, các nhà khoa học ghi nhận sóng não gamma loại sóng gắn với trí nhớ, nhận thức, thậm chí là giấc mơ và ảo giác xuất hiện ngay cả sau khi tim ngừng đập. Ở hai bệnh nhân hôn mê, các đợt bùng phát này xảy ra trong vài giây cuối cùng và thể hiện sự kết nối mạnh mẽ giữa các vùng não quan trọng như vùng thị giác, cảm giác và vận động.Tiến sĩ Jimo Borjigin, người dẫn đầu nghiên cứu, cho rằng đây có thể là nỗ lực cuối cùng của não bộ để "cứu vớt" sự sống, hoặc cố gắng tìm kiếm ý nghĩa trong thời khắc hấp hối. Bà đặt ra một câu hỏi đáng suy ngẫm: Nếu ý thức vẫn có thể tồn tại ngay cả khi người ta được tuyên bố là đã chết, liệu chúng ta có đang hiểu sai về cái chết?
Một vấn đề hệ trọng đi kèm là: việc xác định sai thời điểm tử vong có thể ảnh hưởng đến quy trình hiến tạng. Dù hiếm, nhưng nếu hoạt động não vẫn còn, liệu người được hiến tạng có thực sự "chết"? Và điều đó đặt ra những câu hỏi y đức rất nghiêm trọng.
Dù vậy, các nhà khoa học khác vẫn tỏ ra thận trọng. Một số người cho rằng các đợt sóng gamma có thể chỉ là phản xạ cơ học, hoặc tín hiệu nhiễu chứ không nhất thiết là bằng chứng của ý thức. Tuy nhiên, chính sự mơ hồ đó khiến cái chết trở thành một trong những điều ít được hiểu rõ nhất trong y học hiện đại.