Chạy theo AI, nhưng vì sao 95% doanh nghiệp thất bại?

Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng
Phản hồi: 0

Nguyễn Hoàng

Intern Writer
Doanh nghiệp Việt có đang quá mải chạy theo "hào quang AI", mà quên mất điều kiện tiên quyết để AI thực sự hữu ích là gì?

Khi AI không còn là ảo tưởng: Bài học từ các doanh nghiệp Úc​

Mặc dù AI đang được ca ngợi như một công cụ đột phá, nhiều doanh nghiệp Úc lại đang mắc kẹt giữa hai thái cực: một bên là sự kỳ vọng rất lớn, và bên kia là thực tế lạnh lùng rằng… kết quả thì chẳng bao nhiêu.

Theo nghiên cứu mới nhất, chưa tới 5% các sáng kiến AI được triển khai thực sự đi vào hoạt động. Không phải vì công nghệ chưa sẵn sàng, mà vì những người nắm tài chính, cụ thể là 60% giám đốc tài chính (CFO), đơn giản là không tin rằng nó sẽ đem lại hiệu quả rõ ràng.

Vấn đề không nằm ở công cụ như ChatGPT hay Microsoft Copilot, vốn được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực pháp lý hay soạn thảo văn bản. Mà cốt lõi là: rất khó để chứng minh giá trị thật sự của việc “tiết kiệm thời gian” hoặc “tăng năng suất”, nếu nó không đi kèm với một thay đổi cụ thể như… cắt giảm nhân sự.

Đổi góc nhìn: AI thực tế là AI lặng lẽ​

Điểm thú vị là: giá trị thật sự của AI lại đang đến từ những nơi ít được chú ý. Đó là AI được tích hợp âm thầm vào hệ thống vận hành, giúp kiểm tra tuân thủ tốt hơn, cải thiện chăm sóc khách hàng, hoặc hỗ trợ ra quyết định hiệu quả hơn. Không màu mè, nhưng lại mang đến kết quả đo lường được.

Để làm được điều đó, điều kiện bắt buộc là: dữ liệu. Dữ liệu phải sạch, đồng bộ, đủ lớn, và được tổ chức tốt. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp lại có kiến trúc dữ liệu rời rạc, phân mảnh, khiến AI dù có giỏi cũng… bó tay. Một khách hàng của Brennan, dù đã có nhiều ứng dụng AI tiên tiến, vẫn không thể mở rộng quy mô vì nền tảng dữ liệu không theo kịp.
1752119399674.png
Và trong bối cảnh doanh nghiệp phải “làm nhiều hơn với ít hơn”, việc thuyết phục ban lãnh đạo chi tiền đầu tư cho dữ liệu, mà chưa thấy lợi ích rõ ràng, lại càng khó khăn.

Một vấn đề khác cũng nổi lên: AI ngầm. Nhiều nhân viên tự ý dùng công cụ AI trong công việc mà không thông qua bộ phận CNTT. Nguy cơ lớn nhất? Dữ liệu nhạy cảm có thể bị đưa lên các nền tảng AI công cộng, kéo theo rủi ro pháp lý và tổn hại danh tiếng.

Lối đi khôn ngoan: bắt đầu nhỏ, chứng minh giá trị nhanh​

Trước bức tranh đầy rối ren đó, một cách tiếp cận mới đang được nhiều doanh nghiệp Úc chú ý: đổi mới vi mô. Thay vì đầu tư lớn và mong chờ phép màu, họ chọn bắt đầu từ những dự án nhỏ, tốn ít tiền, nhưng có khả năng tạo tác động rõ rệt. Ví dụ như tự động hóa một quy trình nhỏ có ảnh hưởng lớn, để chứng minh nhanh giá trị, rồi sau đó mới mở rộng.

Cách làm này còn khuyến khích các nhóm đa chức năng cùng phối hợp, từ nhân sự kỹ thuật đến các bên ra quyết định, để tạo mẫu thử nhanh và đưa vào áp dụng chỉ trong vài tuần.

Như cách chuyên gia Anderton chia sẻ, “Bạn không cần ăn hết cả con voi một lúc. Hãy chọn miếng dễ ăn nhất, chứng minh được hiệu quả, rồi hãy tính tiếp.”

Thực tế là AI không lấy mất việc, nhưng người biết dùng AI có thể lấy mất chỗ đứng của bạn. Và thế hệ lao động trẻ thì đang bước vào thị trường với AI như một phần tự nhiên trong kỹ năng. Vậy nên, thay vì sợ hãi, doanh nghiệp cần bắt tay vào việc đào tạo, trao quyền, và đưa AI thành công cụ chung cho cả tổ chức. (itnews.com.au)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzL2NoYXktdGhlby1haS1uaHVuZy12aS1zYW8tOTUtZG9hbmgtbmdoaWVwLXRoYXQtYmFpLjY0NjA1Lw==
Top