Hail the Judge
Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Theo các nguồn tin đáng tin cậy từ Reuters, tập đoàn Sony đang xem xét việc bán lại công ty bán dẫn viễn thông của mình. Động thái này là một phần trong một chiến lược lớn hơn nhằm chuyển trọng tâm sang lĩnh vực giải trí, nơi họ đang nắm giữ những "con gà đẻ trứng vàng" như PlayStation, Sony Music và Sony Pictures, Aniplex.
Nhân vật chính của thương vụ này là công ty con Sony Semiconductor Israel chuyên sản xuất chipset viễn thông di động cho thiết bị kết nối mạng. Sony đã mua lại công ty này vào năm 2016 với giá 212 triệu USD. Theo các nguồn tin, quá trình này hiện đang ở giai đoạn đầu, họ đang trong quá trình thảo luận với các ngân hàng đầu tư.
Công ty này hiện có doanh thu định kỳ hàng năm khoảng 80 triệu USD. Các nguồn tin cho biết, giá trị thương vụ này có thể rơi vào khoảng 300 triệu USD, được kỳ vọng sẽ thu hút sự quan tâm từ các nhà tài trợ tài chính cũng như các công ty bán dẫn khác. Ngay sau khi tin tức này được tung ra, thị trường đã có phản ứng không thể nào tích cực hơn. Theo Bloomberg, cổ phiếu Sony đã có lúc tăng vọt 3,1% lên 3.808 yên, mức cao nhất kể từ ngày 30 tháng 6.
Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang cực kỳ hoan nghênh động thái tái cấu trúc này. Việc bán đi 1 bộ phận không cốt lõi dù vẫn đang hoạt động tốt được xem là một bước đi thông minh, giúp tập đoàn Nhật Bản có thể tập trung toàn bộ nguồn lực vào những gì họ làm tốt nhất: giải trí và sáng tạo nội dung. Nó cho thấy sự quyết đoán và một tầm nhìn chiến lược rõ ràng từ ban lãnh đạo.
Động thái này không phải là một sự kiện riêng lẻ. Nó là mảnh ghép quan trọng trong bức tranh lớn hơn về sự chuyển mình của ông lớn nước Nhật. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã thấy Sony dần củng cố vị thế của mình như một gã khổng lồ giải trí toàn cầu. Họ không chỉ có PlayStation đang thống trị thế giới game console, mà còn có Sony Pictures đứng sau những bom tấn điện ảnh và Sony Music là ngôi nhà của những nghệ sĩ hàng đầu.
Việc bán đi công ty bán dẫn viễn thông không có nghĩa Sony từ bỏ hoàn toàn lĩnh vực bán dẫn. Cần phải nhớ rằng, mảng cảm biến hình ảnh của họ (Sony Semiconductor Solutions) vẫn đang là bá chủ tuyệt đối trên thị trường toàn cầu, cung cấp cho camera của hàng loạt smartphone, bao gồm cả iPhone của Apple, điện thoại Android của Samsung và Xiaomi,...
Do đó, nước đi này có thể được xem là một cuộc "thanh lọc" danh mục đầu tư, loại bỏ những nhánh không còn phù hợp với tầm nhìn cốt lõi để tập trung nguồn lực phát triển những "át chủ bài" thực sự. Tương lai của Sony dường như ngày càng rõ ràng hơn: 1 đế chế giải trí và công nghệ sáng tạo, nơi phần cứng và phần mềm kết hợp một cách hoàn hảo để mang lại những trải nghiệm đỉnh cao nhất.
Nhân vật chính của thương vụ này là công ty con Sony Semiconductor Israel chuyên sản xuất chipset viễn thông di động cho thiết bị kết nối mạng. Sony đã mua lại công ty này vào năm 2016 với giá 212 triệu USD. Theo các nguồn tin, quá trình này hiện đang ở giai đoạn đầu, họ đang trong quá trình thảo luận với các ngân hàng đầu tư.
Công ty này hiện có doanh thu định kỳ hàng năm khoảng 80 triệu USD. Các nguồn tin cho biết, giá trị thương vụ này có thể rơi vào khoảng 300 triệu USD, được kỳ vọng sẽ thu hút sự quan tâm từ các nhà tài trợ tài chính cũng như các công ty bán dẫn khác. Ngay sau khi tin tức này được tung ra, thị trường đã có phản ứng không thể nào tích cực hơn. Theo Bloomberg, cổ phiếu Sony đã có lúc tăng vọt 3,1% lên 3.808 yên, mức cao nhất kể từ ngày 30 tháng 6.

Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang cực kỳ hoan nghênh động thái tái cấu trúc này. Việc bán đi 1 bộ phận không cốt lõi dù vẫn đang hoạt động tốt được xem là một bước đi thông minh, giúp tập đoàn Nhật Bản có thể tập trung toàn bộ nguồn lực vào những gì họ làm tốt nhất: giải trí và sáng tạo nội dung. Nó cho thấy sự quyết đoán và một tầm nhìn chiến lược rõ ràng từ ban lãnh đạo.
Động thái này không phải là một sự kiện riêng lẻ. Nó là mảnh ghép quan trọng trong bức tranh lớn hơn về sự chuyển mình của ông lớn nước Nhật. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã thấy Sony dần củng cố vị thế của mình như một gã khổng lồ giải trí toàn cầu. Họ không chỉ có PlayStation đang thống trị thế giới game console, mà còn có Sony Pictures đứng sau những bom tấn điện ảnh và Sony Music là ngôi nhà của những nghệ sĩ hàng đầu.
Việc bán đi công ty bán dẫn viễn thông không có nghĩa Sony từ bỏ hoàn toàn lĩnh vực bán dẫn. Cần phải nhớ rằng, mảng cảm biến hình ảnh của họ (Sony Semiconductor Solutions) vẫn đang là bá chủ tuyệt đối trên thị trường toàn cầu, cung cấp cho camera của hàng loạt smartphone, bao gồm cả iPhone của Apple, điện thoại Android của Samsung và Xiaomi,...
Do đó, nước đi này có thể được xem là một cuộc "thanh lọc" danh mục đầu tư, loại bỏ những nhánh không còn phù hợp với tầm nhìn cốt lõi để tập trung nguồn lực phát triển những "át chủ bài" thực sự. Tương lai của Sony dường như ngày càng rõ ràng hơn: 1 đế chế giải trí và công nghệ sáng tạo, nơi phần cứng và phần mềm kết hợp một cách hoàn hảo để mang lại những trải nghiệm đỉnh cao nhất.