Trang công nghệ Cnet vừa có bài viết cảnh báo người dùng nên từ bỏ cơm nguội và ngay cả việc hâm nóng lại cơm để trong tủ lạnh cũng có nguy cơ gây ra vấn đề với sức khỏe đường ruột.
Theo Cơ quan Y tế Quốc gia của Anh (NHS), bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn cơm hâm nóng lại. Tại sao vậy? Nhiều loại gạo chứa bào tử Bacillus cereus, một loại vi khuẩn có thể gây bệnh đường tiêu hóa như nôn mửa hoặc tiêu chảy. Việc nấu cơm có thể hồi sinh các bào tử, chuyển đổi chúng trở thành vi khuẩn khi cơm nguội đi.
Nguy cơ này sẽ tăng lên khi cơm để nguội sau hơn 1 giờ và càng để lâu thì các bào tử của vi khuẩn càng có cơ hội sinh sôi. Vi khuẩn này không phải là vấn đề nếu bạn ăn cơm ngay sau khi nấu xong, nhưng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa sẽ tăng lên khi ăn cơm đó để lâu sau vài giờ ở nhiệt độ phòng hoặc để trong tủ lạnh rồi hâm nóng lại sau vài ngày. Theo NHS, vi khuẩn có thể nhanh chóng sinh sôi ở nhiệt độ trong khoảng từ 5 độ C đến 60 độ C.
Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, bạn nên bỏ cơm thừa vào tủ lạnh ngay sau khi nấu xong, lý tưởng nhất là trong vòng 1 giờ sau khi nấu và nên hạn chế thời gian để cơm thừa trong tủ lạnh. NHS khuyến nghị chỉ nên để cơm trong tủ lạnh không quá một ngày đến khi hâm nóng lại và không nên hâm nóng quá một lần. Tuy vậy, ứng dụng FoodKeeper của Bộ Nông nghiệp Mỹ lại cho rằng bạn có thể để cơm trong tủ lạnh từ 4-6 ngày.
Dẫu sao, bạn nên nấu cơm ở mức hợp lý để hạn chế việc ăn cơm thừa thường xuyên để hạn chế nguy cơ với sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề đường ruột.
Theo Cơ quan Y tế Quốc gia của Anh (NHS), bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn cơm hâm nóng lại. Tại sao vậy? Nhiều loại gạo chứa bào tử Bacillus cereus, một loại vi khuẩn có thể gây bệnh đường tiêu hóa như nôn mửa hoặc tiêu chảy. Việc nấu cơm có thể hồi sinh các bào tử, chuyển đổi chúng trở thành vi khuẩn khi cơm nguội đi.
Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, bạn nên bỏ cơm thừa vào tủ lạnh ngay sau khi nấu xong, lý tưởng nhất là trong vòng 1 giờ sau khi nấu và nên hạn chế thời gian để cơm thừa trong tủ lạnh. NHS khuyến nghị chỉ nên để cơm trong tủ lạnh không quá một ngày đến khi hâm nóng lại và không nên hâm nóng quá một lần. Tuy vậy, ứng dụng FoodKeeper của Bộ Nông nghiệp Mỹ lại cho rằng bạn có thể để cơm trong tủ lạnh từ 4-6 ngày.
Dẫu sao, bạn nên nấu cơm ở mức hợp lý để hạn chế việc ăn cơm thừa thường xuyên để hạn chế nguy cơ với sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề đường ruột.