Có thật Trung Quốc "bắt ép" công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ? Nghệ thuật "mượn gió bẻ măng" là gì?

A-Train The Seven

...'cause for once, I didn't hate myself.
Trung Quốc không chỉ đơn thuần là "công xưởng" của thế giới mà còn là bậc thầy trong việc tận dụng doanh nghiệp nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế và công nghệ nội địa. Bài viết phân tích hai nguyên tắc chủ chốt trong chiến lược "mượn gió bẻ măng" của Trung Quốc, qua đó rút ra bài học cho các nước đang phát triển.

Nguyên tắc 1: "Thị trường đổi lấy công nghệ"​

1722581477511.png

Trung Quốc xây đường sắt cao tốc nhiều hơn bất kì nơi nào trên thế giới

Trung Quốc từ lâu đã sử dụng thị trường nội địa khổng lồ như "miếng bánh" hấp dẫn để thu hút các tập đoàn đa quốc gia. Điển hình là trường hợp của ngành đường sắt cao tốc. Khi muốn phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc, Trung Quốc đã mời thầu từ các "ông lớn" như Siemens và Alstom, với điều kiện bắt buộc: thành lập liên doanh với đối tác Trung Quốc và chuyển giao công nghệ.

Kết quả là, Trung Quốc đã tiếp thu được những bí quyết kỹ thuật quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho ngành đường sắt cao tốc nội địa bùng nổ. Nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc cũng cho thấy, các liên doanh với đối tác nước ngoài đã giúp nâng cao chất lượng xe hơi "made in China" một cách rõ rệt.

Nguyên tắc 2: "Tiếp thu, hấp thụ và tái sáng tạo công nghệ"​

1722581538727.png

Ban đầu, họ tích cực học hỏi từ đối tác nước ngoài để tiếp thu công nghệ mới

Tiếp nhận công nghệ chỉ là bước khởi đầu. Trung Quốc hiểu rõ điều này và luôn chú trọng đến việc "tiêu hóa" và "tái sáng tạo" công nghệ. Họ đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, đồng thời xây dựng đội ngũ kỹ sư, chuyên gia chất lượng cao.

Ví dụ điển hình là ngành năng lượng mặt trời. Từ chỗ phụ thuộc vào thiết bị nhập khẩu, Trung Quốc đã vươn lên thống trị toàn bộ chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời toàn cầu, một phần nhờ vào nền tảng nghiên cứu bài bản từ những năm 1960.

"Công thức thành công": Từ Apple đến Tesla​


Chiến lược "mượn gió bẻ măng" của Trung Quốc được áp dụng nhất quán và bài bản, thể hiện rõ nét qua trường hợp của Apple và Tesla.

Apple: Chính quyền thành phố Trịnh Châu đã hỗ trợ Foxconn - nhà gia công chính của Apple - xây dựng nhà máy quy mô lớn với nhiều ưu đãi hấp dẫn, bao gồm:
  • Miễn thuế doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng trong 5 năm.
  • Thành lập đặc khu kinh tế với các miễn trừ hải quan đặc biệt.
  • Tài trợ xây nhà máy trị giá hàng trăm triệu USD.
  • Xây dựng nhà ở cho công nhân, sau đó tuyển dụng và đào tạo công nhân.
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng như điện đường trường trạm xung quanh để phục vụ lực lượng lao động.
  • Thưởng tiền khi đạt các cấp độ chỉ tiêu xuất khẩu.
1722584868104.png


Kết quả là, hơn 90% iPhone và phần lớn sản phẩm Apple hiện nay được sản xuất tại Trung Quốc. Các giám đốc ở đây làm việc trực tiếp với công ty địa phương. Cho dù Apple có mua linh kiện đắt nhất từ doanh nghiệp nước ngoài, chúng vẫn thường được làm ra ở nhà máy đặt tại Trung Quốc. Hệ sinh thái sản xuất điện thoại thông minh đồ sộ này đã tạo tiền đề cho sự trỗi dậy của các thương hiệu nội địa như Huawei, Xiaomi, Vivo và Oppo.

“Toàn bộ chuỗi cung ứng hiện nay đều ở Trung Quốc. Bạn cần một ngàn miếng đệm cao su? Đó là nhà máy bên cạnh. Bạn cần một triệu ốc vít? Nhà máy đó cách đây một dãy nhà. Bạn cần chiếc vít đó được làm khác đi một chút? Sẽ mất ba giờ” - 1 giám đốc Apple nói về tính ưu việt của ngành sản xuất địa phương.

Tesla: Để thuyết phục Tesla xây dựng nhà máy tại Thượng Hải, Trung Quốc đã có những nhượng bộ đặc biệt, cho phép Tesla thành lập công ty con 100% vốn nước ngoài. Trước đây, 1 doanh nghiệp bắt buộc phải liên doanh với 1 công ty trong nước để sản xuất ô tô. Họ cũng thay đổi quy định về khí thải để Tesla có thể bán tín dụng carbon trị giá hàng trăm triệu USD cho công ty khác. Thủ tướng Lý Cường đã giúp công ty Mỹ nhận trợ cấp 1,5 tỷ USD vay ưu đãi từ các ngân hàng nhà nước.

1722584898342.png

Gigacasting do công ty Trung Quốc sản xuất dưới hướng dẫn của Tesla

Chính quyền Thượng Hải cũng hỗ trợ Tesla tối đa về thủ tục, đất đai, cơ sở hạ tầng, điện nước,... Kết quả là Gigafactory Thượng Hải đã trở thành nhà máy sản xuất xe điện lớn nhất của Tesla, góp phần vực dậy "ông lớn" xe điện Mỹ khỏi bờ vực phá sản. Đồng thời, ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc cũng hưởng lợi to lớn từ việc nâng cao năng lực của các nhà cung cấp nội địa, điển hình là CATL.

Trường hợp của LK Group là một ví dụ nổi bật. Tesla đã làm việc với LK Group, 1 nhà sản xuất thiết bị công nghiệp của Trung Quốc, để sản xuất những cỗ máy đúc khổng lồ cho cái mà Tesla gọi là “gigacasting”. Nó giúp công ty sản xuất các thành phần của xe 1 cách liên tục, tiết kiệm thời gian và không gian. LK Group sau đó tiếp tục bán các máy “gigacasting” tương tự cho 6 công ty Trung Quốc khác.

Ngày nay, 95% linh kiện sử dụng trong Gigafactory Thượng Hải nguồn gốc từ Trung Quốc, các công ty Trung Quốc cũng chiếm gần 40% chuỗi cung ứng pin EV toàn cầu của Tesla. Nhà máy Tesla đã giúp thúc đẩy ngành công nghiệp nội địa của họ, không chỉ tạo việc làm cho công nhân Trung Quốc mà còn nâng cấp hệ sinh thái cung ứng cho các thương hiệu xe điện nội địa ở nước này.

elon musk tesla model 3.jpg


Michael Dunne, một nhà tư vấn ô tô và cựu giám đốc điều hành General Motors ở châu Á, đã ví Tesla với thần mưa, tạo ra cơn mưa tưới tắm ươm mầm cho ngành xe điện Trung Quốc.

Bài học rút ra:​

Chiến lược "mượn gió bẻ măng" của Trung Quốc là bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước đang phát triển. Để thành công, cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa:
  • Chính sách thu hút đầu tư thông minh: Tập trung vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng tăng trưởng cao.
  • Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ.
  • Phát triển công nghệ nội địa: Chủ động nghiên cứu và phát triển công nghệ, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top