Đau bụng khi uống sữa, nguyên nhân là gì?

Sữa là thức uống giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhưng có nhiều người thường gặp vấn đề khi uống sữa. Nhẹ thì đau bụng, nặng hơn thậm chí là buồn nôn, tiêu chảy. Vậy nguyên nhân là gì?

Bạn uống sữa khi đói

Khi protein của sữa đi vào dạ dày, chúng sẽ được phân giải thành các axit amin để cơ thể hấp thụ dễ dàng. Nhưng khi dạ dày còn rỗng, quá trình phân giải ấy sẽ không thực hiện được. Lúc này, lượng protein cung cấp vào cơ thể sẽ không thể hấp thụ mà bị đẩy vào đại tràng, chuyển hóa thành hợp chất độc hại làm nhiều người bị đau bụng.
Đau bụng khi uống sữa, nguyên nhân là gì?

Bạn uống sữa kém chất lượng, hoặc đã hết hạn​

Các loại sữa không đạt chất lượng, sữa không đảm bảo vệ sinh do vi phạm quy trình sản xuất, bảo quản hay sữa hết hạn sử dụng… có chứa các độc tố, vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa. Khi uống phải sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy sau khi uống sữa.

Chứng không dung nạp lactose​

Hiện tượng không dung nạp lactose là khi cơ thể bạn không sản xuất đủ lactase, do đó không thể phân hủy và tiêu hóa đường lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Tình trạng này thường gây khó chịu cho dạ dày và các triệu chứng như: đau bụng khi uống sữa, chướng bụng, tiêu chảy, chuột rút và đầy hơi sau khi ăn, uống các sản phẩm sữa có chứa lactose. Tuy nhiên triệu chứng chỉ xảy ra từ nửa giờ đến vài giờ sau khi uống sữa.

Dị ứng sữa​

Dị ứng với sữa và các sản phẩm từ sữa là một chứng bệnh phổ biến hơn bạn tưởng, khi hệ thống miễn dịch có phản ứng bất thường với những thực phẩm này. Các dấu hiệu của dị ứng sữa thường khá tương đồng với không dung nạp lactose, bao gồm đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng sau khi uống sữa hoặc ăn sản phẩm có chứa sữa.

Cách tránh đau bụng khi uống sữa​

Dùng sữa chua: Quá trình lên men của sữa chua trong đường ruột sẽ giúp đường lactose dễ hấp thụ hơn, góp phần làm giảm các biểu hiện khó dung nạp lactose. Mặt khác, lợi khuẩn trong sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Chia nhỏ lượng sữa: Nếu cơ thể chưa thể thích ứng ngay với một lượng sữa lớn thì tốt nhất bạn nên giảm lượng sữa mỗi lần uống để cơ thể tập làm quen dần. Bên cạnh đó, bạn nên uống sữa sau khi ăn. Điều này sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa các dưỡng chất có trong sữa, tránh trường bị tiêu chảy sau khi uống sữa.
Ngoài ra, bạn cũng không nên uống chung sữa với một số thực phẩm như chocolate, quýt, đường, nước ép hoa quả,...
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top