Hail the Judge
Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Công nghệ robot tiên tiến, bao gồm cánh tay robot giống cần câu cá, đang được sử dụng để thu gom vật liệu độc hại từ lò phản ứng tại nhà máy Fukushima, Nhật Bản, trong môi trường có độ phóng xạ cao.
Sau nhiều trở ngại, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã bắt đầu hoạt động di dời một lượng nhỏ mảnh vỡ chứa nhiên liệu nóng chảy từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Đây là bước tiến quan trọng hướng tới quá trình giải thể nhà máy lâu dài và phức tạp. Hoạt động di dời thử nghiệm của TEPCO, dự kiến kéo dài khoảng hai tuần, được nối lại sau khi nỗ lực trước đó bị tạm dừng do sự cố kỹ thuật.
Nhà máy Fukushima Daiichi đã trải qua một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử sau trận động đất mạnh 9 độ richter và sóng thần vào ngày 11/3/2011. Hiện tại, nhà máy vẫn chứa khoảng 880 tấn vật liệu có độ phóng xạ cao. Việc di dời các mảnh vỡ được coi là một trong những khía cạnh khó khăn nhất của dự án giải thể kéo dài hàng thập kỷ.
Ban đầu, TEPCO dự kiến bắt đầu thử nghiệm di dời vào ngày 22/8, với mục tiêu lấy mẫu vật nhỏ khoảng 3 gam để phân tích. Tuy nhiên, hoạt động này đã bị tạm dừng sau khi phát hiện sự cố trong quá trình lắp đặt thiết bị. Sự cố bao gồm việc bố trí sai 5 đường ống dẫn thiết bị thu thập vào thùng lò phản ứng số 2, buộc TEPCO phải tạm dừng hoạt động để điều chỉnh.
Do mức độ phóng xạ cực cao bên trong lò phản ứng, TEPCO đã phải phát triển công nghệ robot chuyên dụng để tiến hành thu thập mảnh vỡ. Một trong số đó là cánh tay robot được thiết kế để hoạt động như cần câu cá, được điều khiển từ xa để hạ thấp móc kẹp kim loại vào lò phản ứng, giúp thu gom một lượng nhỏ mảnh vỡ.
Thiết bị có thể kéo dài tới 22m sẽ được đưa vào thùng lò để thu thập gần 3g vật liệu độc hại. Toàn bộ quá trình dự kiến diễn ra trong vòng hai tuần.
Hồi tháng 2, TEPCO đã triển khai hai máy bay không người lái mini và robot hình rắn vào một trong các lò phản ứng để chuẩn bị cho nhiệm vụ này. Những công nghệ tiên tiến như vậy đóng vai trò quan trọng trong việc thăm dò đường đi trong môi trường đầy thách thức của lò phản ứng, nơi con người không thể tiếp cận do mức độ phóng xạ cao.
Nỗ lực giải thể nhà máy Fukushima là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm quản lý những hậu quả lâu dài của thảm họa. Năm ngoái, Nhật Bản đã bắt đầu xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy ra Thái Bình Dương, một động thái gây ra căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc và Nga. Cả hai nước đều đã cấm nhập khẩu hải sản của Nhật Bản.
Sau nhiều trở ngại, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã bắt đầu hoạt động di dời một lượng nhỏ mảnh vỡ chứa nhiên liệu nóng chảy từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Đây là bước tiến quan trọng hướng tới quá trình giải thể nhà máy lâu dài và phức tạp. Hoạt động di dời thử nghiệm của TEPCO, dự kiến kéo dài khoảng hai tuần, được nối lại sau khi nỗ lực trước đó bị tạm dừng do sự cố kỹ thuật.
Nhà máy Fukushima Daiichi đã trải qua một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử sau trận động đất mạnh 9 độ richter và sóng thần vào ngày 11/3/2011. Hiện tại, nhà máy vẫn chứa khoảng 880 tấn vật liệu có độ phóng xạ cao. Việc di dời các mảnh vỡ được coi là một trong những khía cạnh khó khăn nhất của dự án giải thể kéo dài hàng thập kỷ.
Ban đầu, TEPCO dự kiến bắt đầu thử nghiệm di dời vào ngày 22/8, với mục tiêu lấy mẫu vật nhỏ khoảng 3 gam để phân tích. Tuy nhiên, hoạt động này đã bị tạm dừng sau khi phát hiện sự cố trong quá trình lắp đặt thiết bị. Sự cố bao gồm việc bố trí sai 5 đường ống dẫn thiết bị thu thập vào thùng lò phản ứng số 2, buộc TEPCO phải tạm dừng hoạt động để điều chỉnh.
Do mức độ phóng xạ cực cao bên trong lò phản ứng, TEPCO đã phải phát triển công nghệ robot chuyên dụng để tiến hành thu thập mảnh vỡ. Một trong số đó là cánh tay robot được thiết kế để hoạt động như cần câu cá, được điều khiển từ xa để hạ thấp móc kẹp kim loại vào lò phản ứng, giúp thu gom một lượng nhỏ mảnh vỡ.
Thiết bị có thể kéo dài tới 22m sẽ được đưa vào thùng lò để thu thập gần 3g vật liệu độc hại. Toàn bộ quá trình dự kiến diễn ra trong vòng hai tuần.
Hồi tháng 2, TEPCO đã triển khai hai máy bay không người lái mini và robot hình rắn vào một trong các lò phản ứng để chuẩn bị cho nhiệm vụ này. Những công nghệ tiên tiến như vậy đóng vai trò quan trọng trong việc thăm dò đường đi trong môi trường đầy thách thức của lò phản ứng, nơi con người không thể tiếp cận do mức độ phóng xạ cao.
Nỗ lực giải thể nhà máy Fukushima là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm quản lý những hậu quả lâu dài của thảm họa. Năm ngoái, Nhật Bản đã bắt đầu xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy ra Thái Bình Dương, một động thái gây ra căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc và Nga. Cả hai nước đều đã cấm nhập khẩu hải sản của Nhật Bản.