Đọc vị các mã báo lỗi thường gặp của bếp từ và cách khắc phục

Trong quá trình sử dụng bếp từ, người dùng không tránh khỏi gặp lỗi làm gián đoạn quá trình đun nấu. Hãy cùng tìm hiểu về các mã báo lỗi thường hay gặp của bếp từ ở bài viết này nhé!​


1) Lỗi E0​

Nguyên nhân:
  • Khi bếp bật nhưng không có nồi trên vùng nấu
  • Nồi nấu không tương thích với bếp từ
  • Kích thước nồi chảo không phù hợp với vùng nấu (quá to hoặc quá nhỏ)
Cách khắc phục:
  • Kiểm tra và đặt nồi phù hợp lên bếp từ để khắc phục lỗi này. Nếu bạn đã thử thay thế bằng một dụng cụ nấu phù hợp nhưng bếp vẫn gặp lỗi thì hãy tắt nguồn điện của bếp trong 30 giây và sau đó bật lại.

2) Lỗi E1​

Nguyên nhân:
  • Lỗi này thường phát sinh khi bếp hoạt động ở công suất cao trong thời gian dài, gây quá tải cho quạt làm mát.
  • Hệ thống cảm biến trên bếp từ sẽ tự động ngắt hoạt động giúp tránh tình huống nguy hiểm, bảo vệ thiết bị khỏi hỏng hóc do quá tải và quá nhiệt.
Cách khắc phục:
  • Bạn hãy tắt bếp, sau đó kiểm tra nguồn điện để chắc chắn rằng hiệu điện thế ổn định thì bật bếp nấu ăn trở lại. Bạn có thể sử dụng một ổn áp để làm giảm hiệu điện thế đến mức phù hợp với bếp từ.
  • Nếu lỗi này vẫn còn, bạn hãy tắt và liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ xử lý sự cố.

3) Lỗi E2​

Nguyên nhân:
  • Lỗi này hiển thị khi nhiệt độ của nồi quá cao, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng và gây ảnh hưởng đến thiết bị bên trong của bếp điện từ.
  • Để nồi không trên bếp quá lâu.
  • Nồi nấu sử dụng không bắt từ.
  • Đường kính nồi quá nhỏ so với vùng nấu
Cách khắc phục:
  • Kiểm tra dụng cụ nấu ăn, không để nồi trống lên vùng nấu khi bếp đang hoạt động.
  • Nếu nhiệt độ trong nồi quá cao, hãy nhấc dụng cụ ra khỏi bếp, để nguội. Sau đó, bạn có thể cẩn thận đặt nồi lên bếp và tiếp tục quá trình nấu nướng.
  • Sau khi thực hiện các bước trên, bếp từ vẫn báo lỗi. Lúc này, bạn hãy kiểm tra nguồn điện. Nếu nguồn điện cao hơn 220V, bạn nên sử dụng ổn áp để dòng điện ổn định.
  • Tuy nhiên trong quá trình lắp đặt cần lưu ý ngay điều này để bếp từ có thể hoạt động ổn định. Nếu lắp đặt bếp từ với nguồn điện không ổn định, tuổi thọ thiết bị có thể bị suy giảm.
1730173233702.png

Bếp từ báo lỗi E2 khi nhiệt độ của nồi quá cao

4) Lỗi E3​

Nguyên nhân:
  • Nhiệt độ bếp từ quá cao.
  • Lỗ thông gió bị bịt kín.
  • Quạt tản nhiệt ngưng hoạt động hoặc bị hỏng.
Cách khắc phục:
  • Bạn hãy tắt bếp điện từ, kiểm tra xem lỗ thông gió có bị bịt kín hay không, nếu có thì lấy các vật cản ra để bếp giảm nhiệt.
  • Bạn kiểm tra quạt có hoạt động không, nếu bị hỏng hay trục trặc thì hãy liên lạc với trung tâm bảo hành.
1730173251603.png

Lỗi E3 bếp từ xuất hiện khi quạt tản nhiệt ngưng hoạt động hoặc bị hỏng

5) Lỗi E4​

Nguyên nhân:
  • Lỗi này thường liên quan đến vấn đề với cảm biến nhiệt độ trên bếp từ như nhiệt độ bếp quá nóng hoặc vượt ngưỡng an toàn.
Cách khắc phục:
  • Bạn cần giảm nhiệt và tắt bếp. Trong trường hợp do dụng cụ nấu quá nóng, hãy chờ tối thiểu 10 phút để nồi và bếp nguội. Sau đó, bạn mới có thể tiến hành nấu tiếp.
1730173266600.png

Bếp từ báo lỗi E4 khi xảy ra vấn đề về cảm biến nhiệt độ trên bếp

6) Lỗi E5​

Nguyên nhân:
  • Do đun nấu các dụng cụ trên bếp từ liên tục trong thời gian dài với công suất cao, khiến cho bộ phận cảm biến nhiệt bị quá tải.
  • Do bếp từ sinh ra điện áp tự cảm trên mâm nhiệt quá lớn hoặc không chịu được điện tải tối đa của IGBT quá cao.
  • Bếp từ đã sử dụng quá lâu, có tuổi thọ cao, linh kiện bị hao mòn hoặc đã hết hạn sử dụng.
Cách khắc phục:
  • Bạn nên để dụng cụ nấu ra khỏi bếp, ngắt nguồn điện và để bếp nguội trong khoảng từ 10 - 15 phút.
1730173283056.png

Lỗi E5 cảnh báo tình trạng cảm biến nhiệt hoạt động quá tải

7) Lỗi E6​

Nguyên nhân:
  • Quạt tản nhiệt trên bếp từ gặp vấn đề dẫn đến việc không làm mát được mạch và linh kiện điện tử bên trong. Khi đó, bếp sẽ báo lỗi E6.
Cách khắc phục:
  • Tắt bếp và lấy các dụng cụ nấu ra khỏi bếp từ.
  • Kiểm tra quạt tản nhiệt bếp xem nó có hoạt động bình thường không.
  • Kiểm tra các lỗ thoát khí, thông hơi xung quanh bếp và đảm bảo chúng không bị bít, tắc.
  • Đảm bảo môi trường xung quanh bếp hoàn toàn thông thoáng.
  • Để bếp nghỉ 10 - 15 phút. Sau khi bếp nguội, bạn có thể bật và sử dụng lại bình thường.
1730173296106.png

Bếp từ báo lỗi E6 khi gặp vấn đề với hệ thống tản nhiệt

8) Bếp từ không nhận nồi​

Nguyên nhân:
  • Chất liệu nồi không tương thích với bếp từ. Một số chất liệu nồi nấu không thích hợp cho việc sử dụng bếp từ bao gồm nhôm, thủy tinh, đất,...
  • Nếu bạn đặt nồi hoặc chảo không đúng vị trí trên vùng nấu, bếp từ sẽ cảnh báo lỗi và không hoạt động.
  • Đáy nồi không bằng phẳng, bị cong hoặc bị vênh.
  • Lỗi công suất điện của bếp. Khi bếp không nhận diện nồi, có thể là do công suất hoạt động của bếp không phù hợp với nguồn điện, hiệu điện thế trong quá trình lắp đặt.
  • Hỏng cảm biến IC. Nếu cảm biến IC trong bếp từ bị hỏng, vùng nấu sẽ không thể nhận diện nồi nấu và hoạt động bình thường.
Cách khắc phục:
  • Kiểm tra loại nồi phù hợp với bếp từ như nồi được làm từ các chất liệu inox cao cấp 430, men sắt, thép không gỉ,..
  • Đảm bảo rằng nồi được đặt đúng vị trí trên bếp từ, đáy nồi bằng phẳng.
  • Lựa chọn bếp từ phù hợp với hiệu điện thế được sử dụng tại Việt Nam.
  • Thay thế cảm biến IC.

9) Bếp từ không nóng​

Nguyên nhân:
  • Nguồn điện không ổn định. Điện áp quá thấp sẽ làm cho bếp từ không có đủ năng lượng để sinh nhiệt, làm nóng nồi, chảo.
  • Tụ điện lọc nguồn 5uF hoạt động kém hiệu quả, khả năng điện dung giảm, năng lượng điện thấp.
  • Sò công suất IGBT chết, cầu chì sẽ bị cháy hoặc aptomat bị nhảy từ đó bếp từ không thể hoạt động hiệu quả.
  • Dụng cụ nấu không tương thích với bếp từ.
Cách khắc phục:
  • Hãy kiểm tra hiệu suất nguồn điện. Nếu không phù hợp, hãy thay thế nguồn điện đủ lớn để đảm bảo bếp từ có thể hoạt động bình thường và hiệu quả.
  • Thay thế tụ điện lọc nguồn 5uF.
  • Thay thế IGBT.
  • Sử dụng dụng cụ nấu tương thích với bếp từ.
1730173328931.png

10) Không bật bếp từ được​

Nguyên nhân:
  • Đứt cầu chì: Bếp từ ngừng hoạt động khi cầu chì bị đứt để ngăn quá tải và nguy cơ cháy nổ.
  • Sò công suất hỏng: Sò công suất quản lý công suất của bếp, hỏng sẽ làm bếp hoạt động không đúng.
  • Hỏng tụ điện: Tụ điện hỏng làm nguồn điện không ổn định, gây sự cố.
  • Lỗi IC bếp từ: IC hỏng có thể làm nguồn cấp điện cho bếp bị ngắt, gây sự cố.
  • Tụ 275v-5uF nổ: Tụ nổ gây sự cố do không cung cấp năng lượng đúng cách.
  • Cảm biến mâm nhiệt hỏng: Cảm biến mâm nhiệt lỗi làm bếp không nhận diện nhiệt độ, gây sự cố.
Cách khắc phục:
  • Trong trường hợp cầu chì bị đứt hoặc nổ, bạn cần xác định liệu nguồn cấp điện cho bếp từ là biến áp xung hay biến áp thường. Nếu đó là biến áp thường, hãy kiểm tra sơ cấp còn trở kháng tốt không. Trở kháng sẽ ngừng hoạt động khi biến áp hỏng.
  • Nếu cầu chì hoạt động bình thường, khả năng cao là các bộ phận ở phía trên bếp đang bị hỏng và cần phải thay thế.

11) Nhiệt độ bếp không thể kiểm soát được​

Nguyên nhân:
  • Lỗi này có thể do sự cố với cảm biến nhiệt độ, mạch điều khiển hoặc phần mềm bếp từ.
Cách khắc phục:
  • Hãy ngắt nguồn điện và khởi động lại bếp từ, đồng thời kiểm tra và làm sạch cảm biến nhiệt độ.

12) Bếp từ có âm thanh cảnh báo​

Nguyên nhân:
  • Cảnh báo âm thanh có thể được kích hoạt khi không có nồi trên bếp hoặc nhiệt độ đang quá cao, lỗi mạch điều khiển hoặc sự cố hệ thống.
Cách khắc phục:
  • Kiểm tra các dụng cụ trên bếp, nhiệt độ của bếp và điều chỉnh lại các dụng cụ và nhiệt độ sao cho phù hợp với thông số kỹ thuật của bếp từ.

13) Bếp từ tự động tắt sau 60 giây phát ra​

Nguyên nhân:
  • Chức năng hẹn giờ bị lỗi hoặc nồi không được đặt đúng vị trí nấu trên bếp.
Cách khắc phục:
  • Kiểm tra và điều chỉnh cài đặt thời gian tự động tắt trong menu hoặc cài đặt của bếp từ. Đồng thời, đặt lại nồi sao cho vừa vặn với mặt bếp và khởi động bếp lần nữa.

14Lưu ý khi bếp từ phát sinh lỗi​

Khi bếp từ phát sinh lỗi, bạn có thể lưu ý các điểm sau:
  • Trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào, hãy ngắt nguồn điện cấp cho bếp từ.
  • Hãy cẩn thận khi kiểm tra và xử lý các bộ phận điện tử, tránh tiếp xúc trực tiếp với mạch điện.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để tháo lắp các bộ phận của bếp từ.
  • Hãy kiểm tra kỹ các bộ phận của bếp từ để xác định nguyên nhân chính xác của lỗi.
  • Kiểm tra xem dây nguồn, đầu nối, bảng điều khiển có bị hỏng hay lỏng hay không.
  • Kiểm tra xem các linh kiện như bo mạch điều khiển, mạch điện tử,... có bị hư hỏng hay không.
Tuy nhiên nếu bạn không có kinh nghiệm về sửa chữa điện tử, việc can thiệp vào bếp từ có thể khiến sản phẩm bị hư hỏng nặng hơn, dẫn đến việc bạn phải chi phí sửa chữa cao hơn hoặc thậm chí là phải mua bếp mới. Hơn nữa, việc tự sửa chữa cũng có thể gây nguy hiểm cho bạn và người thân.

Vì vậy, bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành của nhà sản xuất hoặc dịch vụ sửa chữa uy tín để được hỗ trợ. Họ sẽ có chuyên môn và kinh nghiệm để xử lý lỗi hiệu quả và an toàn.

Nguồn: Dienmayxanh
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top