Các công nhân Samsung Electronics đã bắt đầu cuộc tổng đình công kéo dài 3 ngày ở lối vào cơ sở công ty ở Hwaseong, tỉnh Kyunggi, phía nam Seoul. Hiện tại, cuộc đình công đã bước sang ngày thứ 3. Đây là cuộc đình công đầu tiên của công đoàn trong lịch sử 55 năm thành lập Samsung. Cảnh sát ước tính có khoảng 3.000 thành viên công đoàn đã có mặt tại cuộc biểu tình.
Công đoàn Điện tử Samsung Quốc gia (NSEU) cho biết sẽ mở rộng lên vô thời hạn nếu không có tiến triển trong đàm phán. Công đoàn yêu cầu Samsung tăng lương cho các thành viên của mình, cải thiện các tiêu chuẩn khuyến khích hiệu suất (OPI), nghỉ phép nhiều hơn. Hiện tại, tổ chức công đoàn lớn nhất Samsung Electronics có khoảng 30.000 thành viên.
Ước tính, thành viên công đoàn chiếm khoảng 1/4 trong tổng số lao động của tập đoàn. Công đoàn tuyên bố tổng cộng 6.540 thành viên từ các nhà máy Giheung, Pyeongtaek, Cheonan, Onyang, Gumi và Gwangju đã tỏ ý định tham gia cuộc đình công. Họ hình dung cuộc đình công sẽ tác động tới hoạt động sản xuất của Samsung và buộc công ty phải nhượng bộ.
Samsung Electronics cho biết có ít hơn 6.000 nhân viên tham gia cuộc đình công thực tế và không có sự gián đoạn sản xuất ngay lập tức. Song, các nhà đầu tư, khách hàng và giới truyền thông nước ngoài của Samsung lo ngại tác động thực tế sẽ ngược với những gì ông lớn Hàn Quốc trấn an. Ngành công nghiệp bán dẫn lo ngại về những thiệt hại tiềm ẩn đối với khả năng cạnh tranh của Samsung Electronics.
Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Hàn Quốc Ahn Ki-hyun cho biết: “Cuộc đình công này là tự hủy hoại. Các nhà máy bán dẫn cần phải chạy suốt ngày đêm và việc dừng hoạt động do đình công sẽ gây bất lợi cho cả lao động và quản lý.” Bloomberg cũng cảnh báo cuộc tổng đình công chưa từng có đã gây tổn hại cho Samsung. Có nguy cơ kích hoạt hàng loạt phong trào tương tự trong toàn ngành công nghệ.
Theo Hwang Yong-sik, giáo sư từ Đại học Kinh doanh và Kinh tế Sejong, hành động này có khả năng tác động đến văn hóa doanh nghiệp vốn coi trọng hệ thống cấp bậc, cũng như khả năng lãnh đạo từ trên áp xuống. Ông nói: “Vì các hành động này diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường bán dẫn, điện tử và di động, nó gây ra rủi ro nhất định đối với văn hóa tổ chức và khả năng cạnh tranh toàn cầu của Samsung Electronics.”
Hiện tại, truyền thông Hàn Quốc đưa tin nó đã lan ra thành 1 cuộc tổng đình công ở nhiều ngành công nghiệp. Khoảng 60.000 thành viên của Liên đoàn Công nhân Kim loại Hàn Quốc (KMWU) thuộc Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc (KCTU) đã đình công kéo dài 8 giờ vào hôm thứ Tư, gây ra sự đình trệ trong hoạt động sản xuất ô tô, tàu thủy và các sản phẩm thép tại các nhà máy sản xuất trên khắp đất nước.
Liên đoàn ô tô Hyundai, tổ chức lớn nhất trực thuộc KMWU, đã không tham gia cuộc tổng đình công vì người lao động và ban quản đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về tiền lương và các phúc lợi khác đầu tuần này.
Tuy nhiên, các công nhân thuộc công đoàn tại các nhà thầu phụ Hyundai Motor đã tham gia đình công, dẫn đến dây chuyền sản xuất ở Ulsan bị gián đoạn do nguồn cung linh kiện ô tô bị đứt đoạn. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo của liên đoàn ô tô Hyundai đã tham dự cuộc biểu tình rầm rộ của KMWU tại Seoul vào thứ Tư. Công nhân tại các nhà thầu phụ của Kia Motor cũng tham gia, làm ảnh hưởng sản xuất.
Các công nhân thuộc công đoàn tại GM Korea đã ngừng làm việc từ thứ Hai, cũng tham gia hoạt động tập thể của KMWU. Họ dự định tiếp tục đình công cho đến thứ Năm.
Công đoàn của Hanwha Ocean, nơi được bảo đảm quyền đình công hợp pháp, đã rời xưởng đóng tàu của công ty hôm thứ Tư.
Các công nhân thuộc công đoàn tại HD Hyundai Heavy Industries ủng hộ cuộc biểu tình của KMWU, mặc dù họ vẫn chưa đảm bảo được quyền đình công hợp pháp. Họ dự định bỏ phiếu về kế hoạch hành động tập thể từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 7.
Trong lĩnh vực sản xuất thép, các công nhân thuộc tổ chức công đoàn tại nhà máy Dangjin của Hyundai Steel ở tỉnh Nam Chungcheong, đã tham gia đình công
KMWU cũng ủng hộ cuộc đình công do NSEU, công đoàn thuộc Samsung Electronics, đang phát động.
#samsungđìnhcông
Công đoàn Điện tử Samsung Quốc gia (NSEU) cho biết sẽ mở rộng lên vô thời hạn nếu không có tiến triển trong đàm phán. Công đoàn yêu cầu Samsung tăng lương cho các thành viên của mình, cải thiện các tiêu chuẩn khuyến khích hiệu suất (OPI), nghỉ phép nhiều hơn. Hiện tại, tổ chức công đoàn lớn nhất Samsung Electronics có khoảng 30.000 thành viên.
Ước tính, thành viên công đoàn chiếm khoảng 1/4 trong tổng số lao động của tập đoàn. Công đoàn tuyên bố tổng cộng 6.540 thành viên từ các nhà máy Giheung, Pyeongtaek, Cheonan, Onyang, Gumi và Gwangju đã tỏ ý định tham gia cuộc đình công. Họ hình dung cuộc đình công sẽ tác động tới hoạt động sản xuất của Samsung và buộc công ty phải nhượng bộ.
Samsung Electronics cho biết có ít hơn 6.000 nhân viên tham gia cuộc đình công thực tế và không có sự gián đoạn sản xuất ngay lập tức. Song, các nhà đầu tư, khách hàng và giới truyền thông nước ngoài của Samsung lo ngại tác động thực tế sẽ ngược với những gì ông lớn Hàn Quốc trấn an. Ngành công nghiệp bán dẫn lo ngại về những thiệt hại tiềm ẩn đối với khả năng cạnh tranh của Samsung Electronics.
Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Hàn Quốc Ahn Ki-hyun cho biết: “Cuộc đình công này là tự hủy hoại. Các nhà máy bán dẫn cần phải chạy suốt ngày đêm và việc dừng hoạt động do đình công sẽ gây bất lợi cho cả lao động và quản lý.” Bloomberg cũng cảnh báo cuộc tổng đình công chưa từng có đã gây tổn hại cho Samsung. Có nguy cơ kích hoạt hàng loạt phong trào tương tự trong toàn ngành công nghệ.
Theo Hwang Yong-sik, giáo sư từ Đại học Kinh doanh và Kinh tế Sejong, hành động này có khả năng tác động đến văn hóa doanh nghiệp vốn coi trọng hệ thống cấp bậc, cũng như khả năng lãnh đạo từ trên áp xuống. Ông nói: “Vì các hành động này diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường bán dẫn, điện tử và di động, nó gây ra rủi ro nhất định đối với văn hóa tổ chức và khả năng cạnh tranh toàn cầu của Samsung Electronics.”
Hiện tại, truyền thông Hàn Quốc đưa tin nó đã lan ra thành 1 cuộc tổng đình công ở nhiều ngành công nghiệp. Khoảng 60.000 thành viên của Liên đoàn Công nhân Kim loại Hàn Quốc (KMWU) thuộc Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc (KCTU) đã đình công kéo dài 8 giờ vào hôm thứ Tư, gây ra sự đình trệ trong hoạt động sản xuất ô tô, tàu thủy và các sản phẩm thép tại các nhà máy sản xuất trên khắp đất nước.
Liên đoàn ô tô Hyundai, tổ chức lớn nhất trực thuộc KMWU, đã không tham gia cuộc tổng đình công vì người lao động và ban quản đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về tiền lương và các phúc lợi khác đầu tuần này.
Tuy nhiên, các công nhân thuộc công đoàn tại các nhà thầu phụ Hyundai Motor đã tham gia đình công, dẫn đến dây chuyền sản xuất ở Ulsan bị gián đoạn do nguồn cung linh kiện ô tô bị đứt đoạn. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo của liên đoàn ô tô Hyundai đã tham dự cuộc biểu tình rầm rộ của KMWU tại Seoul vào thứ Tư. Công nhân tại các nhà thầu phụ của Kia Motor cũng tham gia, làm ảnh hưởng sản xuất.
Các công nhân thuộc công đoàn tại GM Korea đã ngừng làm việc từ thứ Hai, cũng tham gia hoạt động tập thể của KMWU. Họ dự định tiếp tục đình công cho đến thứ Năm.
Công đoàn của Hanwha Ocean, nơi được bảo đảm quyền đình công hợp pháp, đã rời xưởng đóng tàu của công ty hôm thứ Tư.
Các công nhân thuộc công đoàn tại HD Hyundai Heavy Industries ủng hộ cuộc biểu tình của KMWU, mặc dù họ vẫn chưa đảm bảo được quyền đình công hợp pháp. Họ dự định bỏ phiếu về kế hoạch hành động tập thể từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 7.
Trong lĩnh vực sản xuất thép, các công nhân thuộc tổ chức công đoàn tại nhà máy Dangjin của Hyundai Steel ở tỉnh Nam Chungcheong, đã tham gia đình công
KMWU cũng ủng hộ cuộc đình công do NSEU, công đoàn thuộc Samsung Electronics, đang phát động.
#samsungđìnhcông