Hoàng Nam
Writer
Elon Musk cho rằng ông chủ Meta "thiên kiến đảng phái", trong khi nền tảng nhắn tin WhatsApp "không thể tin cậy được".
Ngày 8/5, Musk chia sẻ bài viết từ năm 2021 của The Federalist, một tạp chí trực tuyến cánh hữu, lên Twitter với nội dung Zuckerberg đã "mua" cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 thông qua khoản quyên góp 400 triệu USD. Bài viết từng được chứng minh là sai và bị coi là một phần của thuyết âm mưu cực hữu.
Tuy nhiên, 19 tháng sau, Musk vẫn xới lại và nhận xét "bài viết thú vị" trên Twitter.
Khi một người dùng Twitter đăng bài khác từ 2020, đề cập một trong những tổ chức phi lợi nhuận do Zuckerberg tài trợ đã chi phần lớn tiền của mình cho các khu vực mà đảng Dân chủ vận động tranh cử, Musk tỏ ra đồng tình. "Có vẻ cậu ta cực kỳ thiên kiến đảng phái", ông nói.
Đến 9/5, một kỹ sư Twitter nói đã phát hiện WhatsApp sử dụng micro trên điện thoại trái phép khi đang ngủ. "Có chuyện gì vậy?", người này tweet kèm bức ảnh WhatsApp tự kích hoạt micro khoảng 10 lần trong hai tiếng lúc 4h sáng, với lần sử dụng lâu nhất 26 phút.
"WhatsApp không thể tin cậy được", Musk chia sẻ lại bài đăng của nhân viên và nhận xét.
Elon Musk (trái) và Mark Zuckerberg. Ảnh: Reuters/AP
Trong tweet tiếp theo, tỷ phú Mỹ nói nhiều người không nhận ra những người sáng lập WhatsApp "đã rời bỏ Meta trong sự ghê tởm", hoặc ủng hộ chiến dịch xóa Facebook. "Những gì họ biết về Facebook và những thay đổi đối với WhatsApp rõ ràng đã khiến họ vô cùng lo lắng", ông viết.
Hai người đồng sáng lập WhatsApp là Jan Koum và Brian Acton đã rời công ty vào năm 2017-2018, sau khi được Meta mua lại năm 2014. Cả hai được cho là xung đột với Zuckerberg và các giám đốc Facebook về chính sách mã hóa trên nền tảng. Năm 2019, khi Facebook đối mặt với vụ bê bối Cambridge Analytica, Acton viết trên Twitter: "Đã đến lúc xóa Facebook".
Về vấn đề sử dụng micro, trong phản hồi ngày 10/5, đại diện WhatsApp cho biết đây có thể là sự cố liên quan đến Android và đã yêu cầu Google điều tra, khắc phục. Người này cũng khẳng định WhatsApp chỉ sử dụng micro điện thoại khi người dùng đang thực hiện cuộc gọi hoặc ghi âm.
Trong khi đó, Mark Zuckerberg chưa đưa ra bình luận nào.
Elon Musk và Mark Zuckerberg đã bất hòa từ 2016, sau khi Facebook "nhờ" SpaceX phóng tên lửa 200 triệu USD với sứ mệnh mang Internet ra khắp toàn cầu. Vụ phóng thất bại khiến Zuckerberg buồn bã trên trang cá nhân. Năm 2017, cả hai tiếp tục tranh cãi khi Zuckerberg tỏ ra lạc quan về AI, còn Musk lo ngại về công nghệ này, đánh giá khả năng hiểu biết của người đứng đầu Facebook "còn hạn chế".
Một năm sau, Facebook vướng phải bê bối rò rỉ dữ liệu Cambridge Analytica. Musk không trực tiếp chỉ trích vấn đề, nhưng đã thẳng tay xóa bỏ fanpage "triệu like" của SpaceX và Tesla. Khi người đồng sáng lập WhatsApp, Brian Acton, hỏi về Facebook, Musk đáp: "Facebook là gì?". Năm 2020, ông cũng ủng hộ chiến dịch xóa Facebook trên mạng xã hội. Hai năm sau, tỷ phú Mỹ lại chỉ trích CEO Meta và so sánh với Louis XIV - vị vua trị vì lâu đời của Pháp và nắm giữ quyền lực to lớn.
Ngược lại, Zuckerberg hiếm khi công khai chỉ trích Musk và các công ty của ông kể từ sau vụ Cambridge Analytica.
Theo Bảo Lâm/VnExpress (theo Business Insider)
Ngày 8/5, Musk chia sẻ bài viết từ năm 2021 của The Federalist, một tạp chí trực tuyến cánh hữu, lên Twitter với nội dung Zuckerberg đã "mua" cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 thông qua khoản quyên góp 400 triệu USD. Bài viết từng được chứng minh là sai và bị coi là một phần của thuyết âm mưu cực hữu.
Tuy nhiên, 19 tháng sau, Musk vẫn xới lại và nhận xét "bài viết thú vị" trên Twitter.
Khi một người dùng Twitter đăng bài khác từ 2020, đề cập một trong những tổ chức phi lợi nhuận do Zuckerberg tài trợ đã chi phần lớn tiền của mình cho các khu vực mà đảng Dân chủ vận động tranh cử, Musk tỏ ra đồng tình. "Có vẻ cậu ta cực kỳ thiên kiến đảng phái", ông nói.
Đến 9/5, một kỹ sư Twitter nói đã phát hiện WhatsApp sử dụng micro trên điện thoại trái phép khi đang ngủ. "Có chuyện gì vậy?", người này tweet kèm bức ảnh WhatsApp tự kích hoạt micro khoảng 10 lần trong hai tiếng lúc 4h sáng, với lần sử dụng lâu nhất 26 phút.
"WhatsApp không thể tin cậy được", Musk chia sẻ lại bài đăng của nhân viên và nhận xét.
Trong tweet tiếp theo, tỷ phú Mỹ nói nhiều người không nhận ra những người sáng lập WhatsApp "đã rời bỏ Meta trong sự ghê tởm", hoặc ủng hộ chiến dịch xóa Facebook. "Những gì họ biết về Facebook và những thay đổi đối với WhatsApp rõ ràng đã khiến họ vô cùng lo lắng", ông viết.
Hai người đồng sáng lập WhatsApp là Jan Koum và Brian Acton đã rời công ty vào năm 2017-2018, sau khi được Meta mua lại năm 2014. Cả hai được cho là xung đột với Zuckerberg và các giám đốc Facebook về chính sách mã hóa trên nền tảng. Năm 2019, khi Facebook đối mặt với vụ bê bối Cambridge Analytica, Acton viết trên Twitter: "Đã đến lúc xóa Facebook".
Về vấn đề sử dụng micro, trong phản hồi ngày 10/5, đại diện WhatsApp cho biết đây có thể là sự cố liên quan đến Android và đã yêu cầu Google điều tra, khắc phục. Người này cũng khẳng định WhatsApp chỉ sử dụng micro điện thoại khi người dùng đang thực hiện cuộc gọi hoặc ghi âm.
Trong khi đó, Mark Zuckerberg chưa đưa ra bình luận nào.
Elon Musk và Mark Zuckerberg đã bất hòa từ 2016, sau khi Facebook "nhờ" SpaceX phóng tên lửa 200 triệu USD với sứ mệnh mang Internet ra khắp toàn cầu. Vụ phóng thất bại khiến Zuckerberg buồn bã trên trang cá nhân. Năm 2017, cả hai tiếp tục tranh cãi khi Zuckerberg tỏ ra lạc quan về AI, còn Musk lo ngại về công nghệ này, đánh giá khả năng hiểu biết của người đứng đầu Facebook "còn hạn chế".
Một năm sau, Facebook vướng phải bê bối rò rỉ dữ liệu Cambridge Analytica. Musk không trực tiếp chỉ trích vấn đề, nhưng đã thẳng tay xóa bỏ fanpage "triệu like" của SpaceX và Tesla. Khi người đồng sáng lập WhatsApp, Brian Acton, hỏi về Facebook, Musk đáp: "Facebook là gì?". Năm 2020, ông cũng ủng hộ chiến dịch xóa Facebook trên mạng xã hội. Hai năm sau, tỷ phú Mỹ lại chỉ trích CEO Meta và so sánh với Louis XIV - vị vua trị vì lâu đời của Pháp và nắm giữ quyền lực to lớn.
Ngược lại, Zuckerberg hiếm khi công khai chỉ trích Musk và các công ty của ông kể từ sau vụ Cambridge Analytica.
Theo Bảo Lâm/VnExpress (theo Business Insider)