Chiến dịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức về sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu, được xây dựng dựa trên chiến dịch đoạt Giải thưởng Webby vào năm ngoái do National Geographic CreativeWorks sản xuất.
Hãng công nghệ toàn cầu Epson vừa công bố khởi động chiến dịch mới tập trung vào vấn đề phủ xanh Bắc Cực nhằm nâng cao nhận thức về sự nóng lên toàn cầu và giảm tác động đến môi trường.
Chiến dịch lần này được xây dựng dựa trên chiến dịch trước đây của Epson do National Geographic CreativeWorks sản xuất. Chiến dịch năm ngoái đã giành được Giải thưởng Webby với giải People’s Voice Winner trong hạng mục nội dung truyền thông mạng xã hội dành riêng cho các vấn đề phát triển bền vững, khí hậu và môi trường.
Trong chiến dịch năm nay, nhà thám hiểm từ National Geographic và giáo sư kiêm nhà sinh thái học Isla Myers-Smith từ Đại học Edinburgh đã trình bày chi tiết một nghiên cứu giải thích làm thế nào mà việc nhiệt độ tăng lên và mùa ấm dần lên đã dẫn đến hiện tượng gọi là “sự xanh hóa của Bắc Cực.”
Trong gần hai mươi năm, giáo sư Myers-Smith đã nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với lãnh nguyên Bắc Cực. Trong những năm gần đây, cô và các đồng nghiệp của mình đã nhận thấy sự khác biệt rõ rệt khi cây cối và bụi rậm phát triển dễ dàng hơn ở Bắc Cực khi lớp băng vĩnh cửu đang tan ra.
Khi nhiệt độ ấm lên và lớp băng vĩnh cửu tan ra, dẫn đến sự giải phóng carbon được lưu trữ bên trong và hầu hết là ở dạng động thực vật cổ đại sẽ bị phân hủy một phần. Và khi mặt đất ấm lên, thực vật phát triển lớn hơn và dày đặc hơn, lớp tuyết sẽ đóng vai trò như một tấm chăn để cách nhiệt mặt đất và thúc đẩy quá trình ấm lên đồng thời giải phóng nhiều carbon hơn.
Các nhà khoa học dự đoán lớp băng vĩnh cửu trên thế giới sẽ tan đáng kể vào năm 2100. Vào tháng 1/2022, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature Reviews Earth & Environment dự đoán việc lớp băng vĩnh cửu tan có thể thải ra 624 triệu tấn carbon dioxide vào bầu khí quyển mỗi năm.
Giáo sư Myers-Smith và các cộng sự của bà đã công bố một nghiên cứu riêng biệt trên tạp chí Nature Reviews Earth & Environment cho thấy việc thay đổi thảm thực vật vùng lãnh nguyên bao gồm việc gia tăng cây bụi có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong tốc độ tan chảy của lớp băng vĩnh cửu.
Giáo sư Myers-Smith tin rằng điều quan trọng là mọi người hiểu được tác động của việc phủ xanh Bắc Cực và cách thực hiện những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có thể có tác động tích cực đến môi trường.
“Từ việc tiết kiệm sử dụng năng lượng khi ở nhà cho đến đạp xe đi làm và tiêu dùng thực phẩm địa phương, mỗi người chúng ta đều có thể tạo ra sự thay đổi khác biệt. Điều quan trọng là tất cả chúng ta phải nhận thức được sự lựa chọn của mình tác động đến môi trường như thế nào – trong chính nơi ta sinh sống và trên khắp hành tinh.”
ông Siew Jin Kiat, Giám đốc đkiều hành Khu vực của Epson Đông Nam Á, chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng được làm việc với National Geographic CreativeWorks đến năm thứ hai để nâng cao nhận thức về vấn đề phủ xanh Bắc Cực. Tính bền vững là trọng tâm của mọi thứ chúng tôi làm và chúng tôi cam kết giảm thiểu dấu ấn của chính mình trong tác động đến môi trường và giúp khách hàng của chúng tôi cũng làm được điều tương tự.”
Về phần mình, Epson là hãng tiên phong sản xuất loại máy in với công nghệ không nhiệt sử dụng ít năng lượng và ít bộ phận thay thế hơn. Hãng này đang khuyến khích người dùng chuyển sang sử dụng máy in EcoTank không nhiệt.
Công nghệ in không nhiệt của Epson không dùng nhiệt trong quá trình phun mực. Thay vào đó, áp lực được tác động lên phần tử Piezo uốn cong về phía sau và phía trước khi phun bắn mực ra khỏi đầu in, qua đó giảm tác động đến môi trường mà vẫn không ảnh hưởng đến hiệu suất. Công nghệ in không nhiệt giúp tiết kiệm năng lượng, ít phụ tùng thay thế, tốc độ in cao và ổn định.
Hãng công nghệ toàn cầu Epson vừa công bố khởi động chiến dịch mới tập trung vào vấn đề phủ xanh Bắc Cực nhằm nâng cao nhận thức về sự nóng lên toàn cầu và giảm tác động đến môi trường.
Trong chiến dịch năm nay, nhà thám hiểm từ National Geographic và giáo sư kiêm nhà sinh thái học Isla Myers-Smith từ Đại học Edinburgh đã trình bày chi tiết một nghiên cứu giải thích làm thế nào mà việc nhiệt độ tăng lên và mùa ấm dần lên đã dẫn đến hiện tượng gọi là “sự xanh hóa của Bắc Cực.”
Trong gần hai mươi năm, giáo sư Myers-Smith đã nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với lãnh nguyên Bắc Cực. Trong những năm gần đây, cô và các đồng nghiệp của mình đã nhận thấy sự khác biệt rõ rệt khi cây cối và bụi rậm phát triển dễ dàng hơn ở Bắc Cực khi lớp băng vĩnh cửu đang tan ra.
Khi nhiệt độ ấm lên và lớp băng vĩnh cửu tan ra, dẫn đến sự giải phóng carbon được lưu trữ bên trong và hầu hết là ở dạng động thực vật cổ đại sẽ bị phân hủy một phần. Và khi mặt đất ấm lên, thực vật phát triển lớn hơn và dày đặc hơn, lớp tuyết sẽ đóng vai trò như một tấm chăn để cách nhiệt mặt đất và thúc đẩy quá trình ấm lên đồng thời giải phóng nhiều carbon hơn.
Các nhà khoa học dự đoán lớp băng vĩnh cửu trên thế giới sẽ tan đáng kể vào năm 2100. Vào tháng 1/2022, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature Reviews Earth & Environment dự đoán việc lớp băng vĩnh cửu tan có thể thải ra 624 triệu tấn carbon dioxide vào bầu khí quyển mỗi năm.
Giáo sư Myers-Smith và các cộng sự của bà đã công bố một nghiên cứu riêng biệt trên tạp chí Nature Reviews Earth & Environment cho thấy việc thay đổi thảm thực vật vùng lãnh nguyên bao gồm việc gia tăng cây bụi có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong tốc độ tan chảy của lớp băng vĩnh cửu.
Giáo sư Myers-Smith tin rằng điều quan trọng là mọi người hiểu được tác động của việc phủ xanh Bắc Cực và cách thực hiện những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có thể có tác động tích cực đến môi trường.
“Từ việc tiết kiệm sử dụng năng lượng khi ở nhà cho đến đạp xe đi làm và tiêu dùng thực phẩm địa phương, mỗi người chúng ta đều có thể tạo ra sự thay đổi khác biệt. Điều quan trọng là tất cả chúng ta phải nhận thức được sự lựa chọn của mình tác động đến môi trường như thế nào – trong chính nơi ta sinh sống và trên khắp hành tinh.”
ông Siew Jin Kiat, Giám đốc đkiều hành Khu vực của Epson Đông Nam Á, chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng được làm việc với National Geographic CreativeWorks đến năm thứ hai để nâng cao nhận thức về vấn đề phủ xanh Bắc Cực. Tính bền vững là trọng tâm của mọi thứ chúng tôi làm và chúng tôi cam kết giảm thiểu dấu ấn của chính mình trong tác động đến môi trường và giúp khách hàng của chúng tôi cũng làm được điều tương tự.”
Công nghệ in không nhiệt của Epson không dùng nhiệt trong quá trình phun mực. Thay vào đó, áp lực được tác động lên phần tử Piezo uốn cong về phía sau và phía trước khi phun bắn mực ra khỏi đầu in, qua đó giảm tác động đến môi trường mà vẫn không ảnh hưởng đến hiệu suất. Công nghệ in không nhiệt giúp tiết kiệm năng lượng, ít phụ tùng thay thế, tốc độ in cao và ổn định.