Giống như chó mèo, hải cẩu cũng dùng râu để săn mồi

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Một nghiên cứu quan sát các động vật biển có vú trong môi trường tự nhiên dưới đáy đại dương sâu thẳm và tối tăm, hải cẩu có thể sử dụng râu của mình để truy tìm con mồi.
Để ánh sáng có thể xuyên qua được độ sâu u ám của đại dương là điều khó khăn, và những loài động vật sống dưới đáy biển sâu đó có nhiều cách thích nghi để sinh sống và săn mồi ở đó. Ví dụ, cá voi và cá heo sử dụng định vị bằng tiếng vang - một nghệ thuật gửi những tiếng ồn ào xuống nước và lắng nghe tiếng vọng chúng khi con mồi đáp lại, nhằm xác định vị trí của chúng. Tuy nhiên, những chú hải cẩu lặn sâu hơn lại không có cùng những tần số âm thanh đó đã học một cách tiến hóa độc đáo hơn để triển khai một kỹ thuật cảm giác khác.
Các nhà khoa học nghiên cứu về biển từ lâu đã đưa ra giả thuyết rằng, vũ khí bí mật là bộ râu dài giống như râu mèo của chúng. Họ đã tiến hành trong hơn 20 năm những thử nghiệm với râu nhân tạo hoặc bịt mắt hải cẩu bị giam giữ trong một hồ bơi, giống như khi chúng gặp khó khăn khi trực tiếp quan sát những người thợ săn ở độ sâu hiểm trở của đại dương.

Giống như chó mèo, hải cẩu cũng dùng râu để săn mồi
Hải cẩu thường lặn rất sâu dưới biển
Adachi - trợ lý nhà khoa học dự án của Đại học California và nhóm của ông đã đặt các máy quay video nhỏ có khả năng quan sát ban đêm bằng tia hồng ngoại ở má trái, hàm dưới, lưng và đầu của năm con hải cẩu voi phương Bắc sống tự do. Họ đã ghi lại tổng cộng khoảng chín tiếng rưỡi cảnh biển sâu trong cuộc di cư theo mùa của hải cẩu. Bằng cách phân tích các video, các nhà nghiên cứu xác nhận rằng hải cẩu khi lặn đã giữ râu của chúng trong thời gian đầu của lần lặn và khi chúng đạt đến độ sâu thích hợp để kiếm ăn, chúng sẽ nhịp nhàng vuốt râu của mình qua lại, hy vọng sẽ cảm nhận được bất kỳ rung động nào gây ra bởi chuyển động nhỏ nhất trên mặt nước của con mồi đang bơi. Hải cẩu voi thích ăn các loài mực và cá, và dành một thời gian dài ở ngoài biển. Sau đó, khi bơi trở lại mặt nước, những chiếc râu lại cong lại về phía mặt của chúng.
Trong vòng chưa đầy 1/4 thời gian của cuộc săn mồi, hải cẩu cũng có thể nhìn thấy một số phát quang sinh học - ánh sáng mà một số sinh vật sống sâu dưới nước có thể phát ra nhờ các chất hóa học trong cơ thể chúng - để theo dõi con mồi của chúng bằng thị giác. Nhưng đối với phần lớn thời gian còn lại, chúng có lẽ chỉ sử dụng những sợi râu của mình. Các nhà khoa học lưu ý rằng kỹ thuật này không khác nhiều với các loài gặm nhấm, tuy nhiên điều khác ở đây là nước đặc hơn môi trường không khí rất nhiều nên tốc độ di chuyển ở hải cẩu voi chậm hơn rất nhiều.

Giống như chó mèo, hải cẩu cũng dùng râu để săn mồi
Râu là vũ khí lợi hại của hải cẩu
Sascha Kate Hooker, một nhà nghiên cứu từ Đơn vị Nghiên cứu Động vật có vú biển tại Đại học St Andrews cho rằng điều này rất có ý nghĩa. Trong số các loài động vật biển có vú lặn sâu, hải cẩu voi đạt đến độ sâu tương đương với loài cá nhà táng và cá voi mõm khoằm - thường sâu hơn 1 km dưới bề mặt. Guido Dehnhardt, giám đốc Trung tâm Khoa học Marina tại Đại học Rostock, và là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu râu động vật đã rất phấn khích trước những phát hiện này, nhưng ông cũng nói rằng nên thận trọng về lượng thông tin mới mà chúng đại diện. Nhóm của ông cách đây 20 năm cũng chỉ ra rằng râu của hải cẩu đại diện cho một hệ thống thụ cảm thủy động lực học và hải cẩu có thể sử dụng nó để phát hiện và theo dõi các đường đi của cá.
Nghiên cứu này đặc biệt thú vị nếu nhìn từ góc độ kỹ thuật, đặc biệt là đối với những chiếc máy quay rất nhỏ được sử dụng, tuy nhiên vẫn còn quá nhiều sự suy đoán. Câu chuyện sẽ tuyệt vời hơn nếu những con hải cẩu được đeo thêm một hệ thống đo thủy động lực học (một loại máy có thể đo chuyển động của chất lỏng), để các chuyển động của râu và các sự kiện thủy động lực học có thể tương quan với nhau.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu cũng muốn so sánh cách các loài động vật có vú khác sử dụng râu của chúng, để hiểu rõ hơn về cách mà siêu năng lực có râu của một số loài động vật đã hình thành thói quen kiếm ăn của vương quốc động vật.
Nguồn
theguardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top