Tấm nền điốt phát sáng hữu cơ (OLED) từ lâu đã được coi là “thành trì cuối cùng” của ngành công nghiệp màn hình Hàn Quốc. Sau khi mất vị trí dẫn đầu về màn hình tinh thể lỏng (LCD) vào tay Trung Quốc vào năm 2021, các công ty Hàn Quốc đã tập trung vào việc giữ vững vị trí dẫn đầu về OLED, được coi là công nghệ màn hình thế hệ tiếp theo.
Tuy nhiên, sau khi các công ty Trung Quốc thống trị thị trường LCD, họ đã chuyển mục tiêu sang sản xuất tấm nền OLED. Hiện nay, Trung Quốc đã giành được vị trí dẫn đầu về sản xuất tấm nền OLED cỡ vừa và nhỏ được sử dụng trong smartphone, máy tính bảng và laptop.
Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Sino Research công bố ngày 28/4, tính đến quý 1 năm nay, các công ty sản xuất màn hình Trung Quốc chiếm 53,4% thị trường OLED cỡ vừa và nhỏ toàn cầu (theo sản lượng sản xuất), tăng đáng kể so với mức 44,9% của quý 4 năm ngoái. Ngược lại, thị phần Hàn Quốc - đại diện là Samsung Display và LG Display - đã giảm từ 55,1% trong quý 4 năm ngoái xuống còn 46,6% trong quý 1 năm nay.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Hàn Quốc trên thị trường tấm nền OLED vừa và nhỏ.
Thị phần tấm nền OLED cỡ vừa và nhỏ của các hãng sản xuất quý 1/2024 và quý 4/2023.
Xét theo từng công ty, Samsung vẫn giữ vị trí dẫn đầu với thị phần 41%, giảm mạnh so với mức 53,3% một năm trước đó. Theo sát là BOE của Trung Quốc với 17%, Visionox (Trung Quốc) với 12%, CSOT (Trung Quốc) với 10% và Tianma (Trung Quốc) với 9%. LG Display, công ty dẫn đầu trên thị trường OLED cỡ lớn, giữ vị trí thứ 6 với 6% thị phần.
Theo báo Hàn Quốc Businesskorea, có hai yếu tố chính giải thích sự thay đổi này. Đầu tiên, các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo đã và đang tung ra thị trường ngày càng nhiều smartphone sử dụng tấm nền OLED sản xuất trong nước. Thứ hai, doanh số bán hàng của Apple - vốn chủ yếu sử dụng các sản phẩm OLED của Samsung và LG - đã giảm.
Vào năm 2022, hơn 20 nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã sử dụng OLED của Samsung, nhưng với việc các công ty Trung Quốc tham gia vào sản xuất tấm nền OLED vừa và nhỏ, con số này đã giảm hơn một nửa. Cùng với xu hướng “tiêu dùng yêu nước” của Trung Quốc, thị phần của Apple trên thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc đã giảm từ 24% trong quý 4 năm ngoái xuống còn 15% trong quý 1 năm nay.
BOE của Trung Quốc hiện có 17% thị phần về tấm nền OLED cỡ vừa và nhỏ toàn cầu.
Thị trường OLED cỡ lớn dành cho TV vẫn do Hàn Quốc thống trị nhưng thị trường OLED cỡ vừa và nhỏ lại có tính cạnh tranh cao. Đây là phân khúc tấm nền OLED mang lại lợi nhuận cao và có tiềm năng tăng trưởng đáng kể, khiến nó trở thành thị trường hấp dẫn cho tất cả công ty tham gia. BOE, một công ty hàng đầu của Trung Quốc, đã công bố vào tháng 11 năm ngoái rằng họ sẽ đầu tư 63 tỷ nhân dân tệ (khoảng 9 tỷ USD) để xây dựng nhà máy OLED cỡ vừa và nhỏ thế hệ thứ 8 tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, cho thấy sự tập trung đáng kể của Trung Quốc vào thị trường này.
Một tin tốt cho Hàn Quốc là tấm nền OLED đa tinh thể nhiệt độ thấp (LTPO) được sử dụng trong điện thoại thông minh cao cấp vẫn do các công ty Hàn Quốc thống trị. Trong quý 4 năm ngoái, Samsung và LG lần lượt nắm giữ thị phần 49,6% và 33,5% loại tấm nền OLED LTPO, bỏ xa các công ty Trung Quốc như BOE (8%) và Visionox (5,1%). Tuy nhiên, với việc BOE đang theo đuổi việc cung cấp LTPO OLED cho các mẫu iPhone tầm trung, người Hàn bắt đầu lo ngại rằng ngay cả thị trường OLED cao cấp cũng có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng.
>> Lần đầu tiên sau 17 năm, Trung Quốc soán ngôi Hàn Quốc trong lĩnh vực màn hình
>> Chỉ sau 5 năm, công suất tấm nền OLED của Trung Quốc tăng gấp 4 lần, “dí” Samsung, LG “toát mồ hôi”
Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Sino Research công bố ngày 28/4, tính đến quý 1 năm nay, các công ty sản xuất màn hình Trung Quốc chiếm 53,4% thị trường OLED cỡ vừa và nhỏ toàn cầu (theo sản lượng sản xuất), tăng đáng kể so với mức 44,9% của quý 4 năm ngoái. Ngược lại, thị phần Hàn Quốc - đại diện là Samsung Display và LG Display - đã giảm từ 55,1% trong quý 4 năm ngoái xuống còn 46,6% trong quý 1 năm nay.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Hàn Quốc trên thị trường tấm nền OLED vừa và nhỏ.
Xét theo từng công ty, Samsung vẫn giữ vị trí dẫn đầu với thị phần 41%, giảm mạnh so với mức 53,3% một năm trước đó. Theo sát là BOE của Trung Quốc với 17%, Visionox (Trung Quốc) với 12%, CSOT (Trung Quốc) với 10% và Tianma (Trung Quốc) với 9%. LG Display, công ty dẫn đầu trên thị trường OLED cỡ lớn, giữ vị trí thứ 6 với 6% thị phần.
Theo báo Hàn Quốc Businesskorea, có hai yếu tố chính giải thích sự thay đổi này. Đầu tiên, các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo đã và đang tung ra thị trường ngày càng nhiều smartphone sử dụng tấm nền OLED sản xuất trong nước. Thứ hai, doanh số bán hàng của Apple - vốn chủ yếu sử dụng các sản phẩm OLED của Samsung và LG - đã giảm.
Vào năm 2022, hơn 20 nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã sử dụng OLED của Samsung, nhưng với việc các công ty Trung Quốc tham gia vào sản xuất tấm nền OLED vừa và nhỏ, con số này đã giảm hơn một nửa. Cùng với xu hướng “tiêu dùng yêu nước” của Trung Quốc, thị phần của Apple trên thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc đã giảm từ 24% trong quý 4 năm ngoái xuống còn 15% trong quý 1 năm nay.
Thị trường OLED cỡ lớn dành cho TV vẫn do Hàn Quốc thống trị nhưng thị trường OLED cỡ vừa và nhỏ lại có tính cạnh tranh cao. Đây là phân khúc tấm nền OLED mang lại lợi nhuận cao và có tiềm năng tăng trưởng đáng kể, khiến nó trở thành thị trường hấp dẫn cho tất cả công ty tham gia. BOE, một công ty hàng đầu của Trung Quốc, đã công bố vào tháng 11 năm ngoái rằng họ sẽ đầu tư 63 tỷ nhân dân tệ (khoảng 9 tỷ USD) để xây dựng nhà máy OLED cỡ vừa và nhỏ thế hệ thứ 8 tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, cho thấy sự tập trung đáng kể của Trung Quốc vào thị trường này.
Một tin tốt cho Hàn Quốc là tấm nền OLED đa tinh thể nhiệt độ thấp (LTPO) được sử dụng trong điện thoại thông minh cao cấp vẫn do các công ty Hàn Quốc thống trị. Trong quý 4 năm ngoái, Samsung và LG lần lượt nắm giữ thị phần 49,6% và 33,5% loại tấm nền OLED LTPO, bỏ xa các công ty Trung Quốc như BOE (8%) và Visionox (5,1%). Tuy nhiên, với việc BOE đang theo đuổi việc cung cấp LTPO OLED cho các mẫu iPhone tầm trung, người Hàn bắt đầu lo ngại rằng ngay cả thị trường OLED cao cấp cũng có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng.
>> Lần đầu tiên sau 17 năm, Trung Quốc soán ngôi Hàn Quốc trong lĩnh vực màn hình
>> Chỉ sau 5 năm, công suất tấm nền OLED của Trung Quốc tăng gấp 4 lần, “dí” Samsung, LG “toát mồ hôi”