From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) là các hóa chất dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng và có thể tìm thấy trong nhiều sản phẩm như nhiên liệu, dung môi, sơn và các sản phẩm tẩy rửa. Chúng cũng có mặt trong nhựa, bao gồm chai nhựa và bao bì đóng gói thực phẩm. Nhiều loại vô hại nhưng một số loại có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe về lâu về dài.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học tại Trung Quốc đã cho 6 loại chai nhựa tiếp xúc với tia cực tím A (UVA) và ánh nắng Mặt trời. Tất cả chai nhựa đều được làm từ polyethylene terephthalate (PET) - một trong những loại nhựa phổ biến nhất - nhưng có sự khác biệt đáng kể về thành phần và mật độ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi giữa các chai.
Nhóm phát hiện những chai này sẽ giải phóng một hỗn hợp VOC phức tạp, trong đó có ankan, anken, rượu, aldehyd và axit. Điều này có thể là do quá trình phân hủy quang học khi cấu trúc nhựa bị phá vỡ vì tiếp xúc với ánh nắng. Nhóm cũng phát hiện bằng chứng về VOC "độc tính cao", bao gồm các chất gây ung thư như n-hexadecane.
Theo trang IFLScience ngày 24-6, nguy cơ nhiễm độc khi uống một ngụm nước là cực kỳ nhỏ, song nếu tiếp xúc kéo dài có khả năng dẫn đến rủi ro sức khỏe.
"Phát hiện của chúng tôi cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng chai nhựa khi tiếp xúc với ánh nắng có thể giải phóng các hợp chất độc hại gây rủi ro sức khỏe. Người tiêu dùng cần nhận thức được những rủi ro này, đặc biệt là trong môi trường mà nước đóng chai phải tiếp xúc lâu với ánh nắng", tiến sĩ Huase Ou, trưởng nhóm nghiên cứu và làm việc tại Đại học Tế Nam (Trung Quốc), nói.
Ánh nắng không phải thứ duy nhất cần cân nhắc khi sử dụng chai nhựa để đựng nước uống. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng chỉ cần để nước trong chai nhựa 1 ngày cũng khiến hàng trăm hóa chất thấm vào đồ uống. Một số chất được cho là có hại cho sức khỏe, bao gồm các chất gây ung thư hoặc chất gây rối loạn nội tiết tố.
Ngoài ra, đun nóng chai nhựa có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu hồi năm 2020, khoảng 1,3 - 16,2 triệu hạt vi nhựa/lít được thải vào bình sữa trẻ sơ sinh trong quá trình khử trùng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Eco-Environment & Health.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học tại Trung Quốc đã cho 6 loại chai nhựa tiếp xúc với tia cực tím A (UVA) và ánh nắng Mặt trời. Tất cả chai nhựa đều được làm từ polyethylene terephthalate (PET) - một trong những loại nhựa phổ biến nhất - nhưng có sự khác biệt đáng kể về thành phần và mật độ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi giữa các chai.
Nhóm phát hiện những chai này sẽ giải phóng một hỗn hợp VOC phức tạp, trong đó có ankan, anken, rượu, aldehyd và axit. Điều này có thể là do quá trình phân hủy quang học khi cấu trúc nhựa bị phá vỡ vì tiếp xúc với ánh nắng. Nhóm cũng phát hiện bằng chứng về VOC "độc tính cao", bao gồm các chất gây ung thư như n-hexadecane.
Theo trang IFLScience ngày 24-6, nguy cơ nhiễm độc khi uống một ngụm nước là cực kỳ nhỏ, song nếu tiếp xúc kéo dài có khả năng dẫn đến rủi ro sức khỏe.
"Phát hiện của chúng tôi cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng chai nhựa khi tiếp xúc với ánh nắng có thể giải phóng các hợp chất độc hại gây rủi ro sức khỏe. Người tiêu dùng cần nhận thức được những rủi ro này, đặc biệt là trong môi trường mà nước đóng chai phải tiếp xúc lâu với ánh nắng", tiến sĩ Huase Ou, trưởng nhóm nghiên cứu và làm việc tại Đại học Tế Nam (Trung Quốc), nói.
Ánh nắng không phải thứ duy nhất cần cân nhắc khi sử dụng chai nhựa để đựng nước uống. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng chỉ cần để nước trong chai nhựa 1 ngày cũng khiến hàng trăm hóa chất thấm vào đồ uống. Một số chất được cho là có hại cho sức khỏe, bao gồm các chất gây ung thư hoặc chất gây rối loạn nội tiết tố.
Ngoài ra, đun nóng chai nhựa có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu hồi năm 2020, khoảng 1,3 - 16,2 triệu hạt vi nhựa/lít được thải vào bình sữa trẻ sơ sinh trong quá trình khử trùng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Eco-Environment & Health.