Hình ảnh hiếm gặp về quá trình tế bào miễn dịch tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Một đoạn video ngắn ghi lại cảnh tế bào của hệ thống miễn dịch tấn công tế bào ung thư sẽ khiến bạn phải bất ngờ.
Hình ảnh hiếm gặp về quá trình tế bào miễn dịch tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư
Đoạn phim do nhà sinh học tế bào Alex Ritter và các đồng nghiệp ghi lại bằng kính hiển vi chuyên dụng và nó đã được làm chậm lại một chút so với thời gian thực.
Trong video có thể thấy một tế bào được gọi là tế bào T đang bám vào tế bào ung thư hạch để tiêu diệt nó. Tế bào T có vẻ ngoài màu đỏ rực khi tiêu diệt con mồi có màu xanh lam của mình.
Tất nhiên, tế bào T không thực sự bị cháy. Sự xuất hiện của nó một phần do các nhà nghiên cứu thêm vào một protein huỳnh quang nhưng bề mặt chuyển động của nó là phản ứng tự nhiên của tế bào để xác định mục tiêu ung thư.
Tế bào T thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể và giúp bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm trùng. Nó còn được gọi là tế bào lympho T và là các tế bào máu trắng.
Tế bào T lưu thông khắp cơ thể và thực hiện nhiều chức năng khác nhau từ kiểm soát các phản ứng miễn dịch đến liên kết và tiêu diệt tế bào ung thư hoặc tế bào bị nhiễm bệnh.
Cái gọi là tế bào T sát thủ có thể tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách bám vào chúng và sau đó tiết ra chất độc để tiêu diệt chúng từ bên trong. Có hai loại chất độc để làm điều này, đó là perforins: tạo ra các lỗ trên hàng rào bên ngoài của tế bào ung thư và các protein gây độc tế bào, đi qua các lỗ và tiêu diệt ung thư.
Tuy nhiên trong nghiên cứu mới của họ, Ritter và các đồng nghiệp chỉ ra rằng các tế bào ung thư có thể chống lại sự tấn công này bằng cách bịt kín các lỗ hổng và sử dụng protein ESCRT. Nó có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn cản tế bào T giết chết tế bào ung thư.
Ritter cho biết anh và nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện của họ sẽ hữu ích trong việc điều trị ung thư. Ritter cho biết khi nhóm nghiên cứu ngăn chặn quá trình dùng SCRT của tế bào ung thư, tế bào T đã tiêu diệt mục tiêu hiệu quả hơn.
Tế bào T đóng vai trò quan trọng trong một số liệu pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng hệ thống miễn dịch của chính cơ thể để chống lại ung thư.
Ví dụ, trong liệu pháp TIL, các bác sĩ sẽ xác định một loại tế bào T có khả năng nhận diện tốt nhất một số tế bào khối u ung thư nhất định. Các tế bào T này sau đó được xử lý bằng các chất khiến chúng tăng sinh nhanh chóng và tập trung tấn công các tế bào ung thư trong cơ thể.
Nghiên cứu mới đã được công bố trên tạp chí Science ngày 21/4.
Nguồn: Newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top