Hán Văn đế (202 TCN - 157 TCN), tên thật là Lưu Hằng, là vị hoàng đế thứ năm của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 180 TCN đến năm 157 TCN, tổng cộng 23 năm.
Sau khi Lã thái hậu chết, các đại thần Trần Bình và Chu Bột đã trừ khử các thân tính của họ Lã và phế truất cháu bà là Hán Hậu Thiếu Đế. Trong tình thế không có ai làm Hoàng đế, Trần Bình và Chu Bột quyết định phò tá Lưu Hằng, khi đó đang là vua chư hầu nước Đại. Bởi lẽ theo họ, mẹ ông là Bạc Cơ nổi tiếng hiền đức và quan trọng hơn là bà không có một gia thế quyền quý, không lập lại sự chuyên quyền của Lã hậu như trước.
Hán Văn đế Lưu Hằng được đánh giá cao trong sử sách Trung Quốc, nổi tiếng là một minh quân, thiết lập và cai trị quốc gia Đại Hán trở nên thái bình thịnh trị sau nhiều năm biến động.
Ông còn nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc về tính tiết kiệm, sự tiết kiệm này được ca ngợi là vì dân. Đường đường là thiên tử nhưng thường ngày ông chỉ mặc quần áo may bằng loại vải thô, dày, rẻ tiền màu đen. Lẽ dĩ nhiên hoàng đế ăn mặc giản dị như vậy thì gia đình ông cũng không thể diêm dúa được. Ngay cả một sủng phi của Hán Văn đế là Thận phu nhân cũng thường xuyên bị nhắc nhở là phải ăn mặc giản dị, không được diện những bộ y phục thướt tha dài quét đất.
Long sàng của Hán Văn đế là chiếc giường rất đơn sơ, chăn nệm đều giản dị. Tất cả các loại rèm, màn trướng trong cung đều là loại vải bình thường, không được thêu thùa cầu kỳ gì cả. Suốt 23 năm trị vì, ông vua tiết kiệm này cũng hề tăng số người hầu, xe, ngựa, chó săn… Cung điện, lâu đài, hoa viên cũng không được tu sửa vì ông cho rằng ở thế là tốt lắm rồi.
Có lần, Hán Văn đế định xây một tòa tòa lộ đài (đài hứng sương), bèn sai thợ đến đo đạc, tính toán chi phí. Tính toán xong, đám thợ cho biết công trình sẽ tốn khoảng 100 lạng vàng. Đây là khoản tiền rất nhỏ so với chi tiêu của một bậc quân vương, nhất là vào thời Văn đế quốc thái dân an, không có thiên tai địch họa gì. Thế nhưng nghĩ đi nghĩ lại, Hán Văn đế vẫn quyết định thôi xây lộ đài, lý do là: "100 lạng vàng đã bằng sản nghiệp của 10 hộ trung lưu. Tiên đế đã để lại cho ta nhiều cung điện, đình đài rồi, ta còn lo không đủ công đức để hưởng, làm ô danh tiên đế, nay sao có thể nghĩ đến chuyện chi nhiều tiền để xây lộ đài này được".
Hán Văn đế muốn rằng cả cái chết của mình cũng không được gây tốn kém. Nhà vua hạ chiếu rằng, lăng mộ của ông chỉ được trang trí bằng gốm chứ không dùng bạc, vàng, thậm chí không dùng cả đồng, thiếc. Lăng cũng không được xây cao, không được để việc xây lăng ảnh hưởng đến chuyện canh tác của dân.
Mẹ của Hán Văn đế - Bạc Cơ, vốn là phi tử của Ngụy vương Báo, sau đó mới trở thành thiếp của Lưu Bang. Bạc Cơ từng được một thầy bói phán rằng sau này sẽ sinh ra "thiên tử". Sau khi biết tin, Ngụy vương Báo quyết định không giao tranh với Lưu Bang. Kết quả, Ngụy vương Báo bị Lưu Bang tiêu diệt, còn Bạc Cơ trở thành thiếp của Lưu Bang.
Tuy có nhan sắc nhưng Bạc Cơ không được ân sủng, gần như là người "vô hình" trong hậu cung của Lưu Bang. Trong khi đó, có 2 người thiếp của Ngụy vương Báo cùng nhập cung với Bạc Cơ là Quản phu nhân và Triệu Tử Nhi lại được sủng hạnh. Cả ba trước đó từng có hẹn ước rằng ai có được sủng hạnh thì sẽ không quên những người còn lại. Nhưng hai người này đã bỏ mặc Bạc Cơ.
Đến năm thứ 4, tức năm 203 TCN, khi Hán Cao Tổ ở Cao Linh đài, Quản phu nhân và Triệu Tử Nhi đi theo hầu hạ. Cả hai trò chuyện và giễu cợt về lời ước hẹn khi xưa với Bạc Cơ. Hán Cao Tổ Lưu Bang nghe thế nên bèn hỏi rõ sự tính. Biết chuyện và cảm thấy thương xót nên tối hôm đó, Lưu Bang đã cho gọi Bạc Cơ đến sủng hạnh. Vào đêm đó, Bạc Cơ đã nhỏ to với Lưu Bang rằng: "Đêm qua, thần thiếp có một giấc mơ kỳ lạ. Thiếp mơ thấy có một con thương long ở trên bụng". Lưu Bang nghe xong liền cười lớn và cho rằng đây là điềm lành hiển quý.
Thật không ngờ sau đêm đó, Bạc Cơ có thai và sau đó sinh ra Lưu Hằng, vị hoàng tử thứ 4 của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Đến năm 196 TCN, sau khi bình định xong quân làm phản ở nước Đại phía Bắc, Hán Cao Tổ Lưu Bang đã lập Lưu Hằng (khi đó mới 6 tuổi) làm Đại vương, đóng đô ở Tấn Dương.
Một năm sau (năm 195 TCN), Hán Cao Tổ qua đời, Thái tử Doanh, con của Lã hậu, lên ngôi hoàng đế, tức Hán Huệ đế. Lúc bấy giờ, đại quyền của nhà Hán đều nằm trong tay của Lã Thái hậu. Lã Thái hậu đã ra tay chèn ép những vị phi tần từng được Lưu Bang sủng ái. Đặc biệt là Thích phu nhân đã bị Lã Hậu ra lệnh giết chết rất *******. Ngoài ra, vị thái hậu này còn bức hại nhiều vị hoàng tử là con trai của Lưu Bang.
Lúc bấy giờ, vì muốn tránh khỏi mâu thuẫn nên Bạc Cơ đã cầu xin được ra khỏi cung để về đất phong cùng với con trai Lưu Hằng. Do chưa từng làm mất lòng nên Lã Thái hậu đã đồng ý để cho Bạc Cơ đi tới nước Đại với con. Bạc Cơ nhờ vậy mà được xuất cung, sống yên ổn, trở thành Đại Vương Thái hậu và được sống bên con trai.
Sau khi Lã Thái hậu qua đời vào năm 180 TCN, các vị quan trong triều cũng đã lật đổ sự thống trị của gia tộc họ Lã. Sau đó, họ bàn bạc về việc đưa người con nào của Hán Cao Tổ Lưu Bang lên ngôi. Sau khi suy xét, họ thấy rằng Lưu Hằng, người con trai duy nhất của Bạc Cơ là người phù hợp nhất để kế vị.
Sau khi Lã thái hậu chết, các đại thần Trần Bình và Chu Bột đã trừ khử các thân tính của họ Lã và phế truất cháu bà là Hán Hậu Thiếu Đế. Trong tình thế không có ai làm Hoàng đế, Trần Bình và Chu Bột quyết định phò tá Lưu Hằng, khi đó đang là vua chư hầu nước Đại. Bởi lẽ theo họ, mẹ ông là Bạc Cơ nổi tiếng hiền đức và quan trọng hơn là bà không có một gia thế quyền quý, không lập lại sự chuyên quyền của Lã hậu như trước.
Hán Văn đế Lưu Hằng được đánh giá cao trong sử sách Trung Quốc, nổi tiếng là một minh quân, thiết lập và cai trị quốc gia Đại Hán trở nên thái bình thịnh trị sau nhiều năm biến động.
Ông còn nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc về tính tiết kiệm, sự tiết kiệm này được ca ngợi là vì dân. Đường đường là thiên tử nhưng thường ngày ông chỉ mặc quần áo may bằng loại vải thô, dày, rẻ tiền màu đen. Lẽ dĩ nhiên hoàng đế ăn mặc giản dị như vậy thì gia đình ông cũng không thể diêm dúa được. Ngay cả một sủng phi của Hán Văn đế là Thận phu nhân cũng thường xuyên bị nhắc nhở là phải ăn mặc giản dị, không được diện những bộ y phục thướt tha dài quét đất.
Long sàng của Hán Văn đế là chiếc giường rất đơn sơ, chăn nệm đều giản dị. Tất cả các loại rèm, màn trướng trong cung đều là loại vải bình thường, không được thêu thùa cầu kỳ gì cả. Suốt 23 năm trị vì, ông vua tiết kiệm này cũng hề tăng số người hầu, xe, ngựa, chó săn… Cung điện, lâu đài, hoa viên cũng không được tu sửa vì ông cho rằng ở thế là tốt lắm rồi.
Có lần, Hán Văn đế định xây một tòa tòa lộ đài (đài hứng sương), bèn sai thợ đến đo đạc, tính toán chi phí. Tính toán xong, đám thợ cho biết công trình sẽ tốn khoảng 100 lạng vàng. Đây là khoản tiền rất nhỏ so với chi tiêu của một bậc quân vương, nhất là vào thời Văn đế quốc thái dân an, không có thiên tai địch họa gì. Thế nhưng nghĩ đi nghĩ lại, Hán Văn đế vẫn quyết định thôi xây lộ đài, lý do là: "100 lạng vàng đã bằng sản nghiệp của 10 hộ trung lưu. Tiên đế đã để lại cho ta nhiều cung điện, đình đài rồi, ta còn lo không đủ công đức để hưởng, làm ô danh tiên đế, nay sao có thể nghĩ đến chuyện chi nhiều tiền để xây lộ đài này được".
Hán Văn đế muốn rằng cả cái chết của mình cũng không được gây tốn kém. Nhà vua hạ chiếu rằng, lăng mộ của ông chỉ được trang trí bằng gốm chứ không dùng bạc, vàng, thậm chí không dùng cả đồng, thiếc. Lăng cũng không được xây cao, không được để việc xây lăng ảnh hưởng đến chuyện canh tác của dân.
Mẹ của Hán Văn đế - Bạc Cơ, vốn là phi tử của Ngụy vương Báo, sau đó mới trở thành thiếp của Lưu Bang. Bạc Cơ từng được một thầy bói phán rằng sau này sẽ sinh ra "thiên tử". Sau khi biết tin, Ngụy vương Báo quyết định không giao tranh với Lưu Bang. Kết quả, Ngụy vương Báo bị Lưu Bang tiêu diệt, còn Bạc Cơ trở thành thiếp của Lưu Bang.
Tuy có nhan sắc nhưng Bạc Cơ không được ân sủng, gần như là người "vô hình" trong hậu cung của Lưu Bang. Trong khi đó, có 2 người thiếp của Ngụy vương Báo cùng nhập cung với Bạc Cơ là Quản phu nhân và Triệu Tử Nhi lại được sủng hạnh. Cả ba trước đó từng có hẹn ước rằng ai có được sủng hạnh thì sẽ không quên những người còn lại. Nhưng hai người này đã bỏ mặc Bạc Cơ.
Đến năm thứ 4, tức năm 203 TCN, khi Hán Cao Tổ ở Cao Linh đài, Quản phu nhân và Triệu Tử Nhi đi theo hầu hạ. Cả hai trò chuyện và giễu cợt về lời ước hẹn khi xưa với Bạc Cơ. Hán Cao Tổ Lưu Bang nghe thế nên bèn hỏi rõ sự tính. Biết chuyện và cảm thấy thương xót nên tối hôm đó, Lưu Bang đã cho gọi Bạc Cơ đến sủng hạnh. Vào đêm đó, Bạc Cơ đã nhỏ to với Lưu Bang rằng: "Đêm qua, thần thiếp có một giấc mơ kỳ lạ. Thiếp mơ thấy có một con thương long ở trên bụng". Lưu Bang nghe xong liền cười lớn và cho rằng đây là điềm lành hiển quý.
Thật không ngờ sau đêm đó, Bạc Cơ có thai và sau đó sinh ra Lưu Hằng, vị hoàng tử thứ 4 của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Đến năm 196 TCN, sau khi bình định xong quân làm phản ở nước Đại phía Bắc, Hán Cao Tổ Lưu Bang đã lập Lưu Hằng (khi đó mới 6 tuổi) làm Đại vương, đóng đô ở Tấn Dương.
Một năm sau (năm 195 TCN), Hán Cao Tổ qua đời, Thái tử Doanh, con của Lã hậu, lên ngôi hoàng đế, tức Hán Huệ đế. Lúc bấy giờ, đại quyền của nhà Hán đều nằm trong tay của Lã Thái hậu. Lã Thái hậu đã ra tay chèn ép những vị phi tần từng được Lưu Bang sủng ái. Đặc biệt là Thích phu nhân đã bị Lã Hậu ra lệnh giết chết rất *******. Ngoài ra, vị thái hậu này còn bức hại nhiều vị hoàng tử là con trai của Lưu Bang.
Lúc bấy giờ, vì muốn tránh khỏi mâu thuẫn nên Bạc Cơ đã cầu xin được ra khỏi cung để về đất phong cùng với con trai Lưu Hằng. Do chưa từng làm mất lòng nên Lã Thái hậu đã đồng ý để cho Bạc Cơ đi tới nước Đại với con. Bạc Cơ nhờ vậy mà được xuất cung, sống yên ổn, trở thành Đại Vương Thái hậu và được sống bên con trai.
Sau khi Lã Thái hậu qua đời vào năm 180 TCN, các vị quan trong triều cũng đã lật đổ sự thống trị của gia tộc họ Lã. Sau đó, họ bàn bạc về việc đưa người con nào của Hán Cao Tổ Lưu Bang lên ngôi. Sau khi suy xét, họ thấy rằng Lưu Hằng, người con trai duy nhất của Bạc Cơ là người phù hợp nhất để kế vị.