Học ngành công nghệ thông tin ra làm nghề gì? Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin luôn thu hút sự quan tâm đông đảo từ các bạn học sinh, sinh viên vì cơ hội việc làm lớn và phù hợp với xu thế của xã hội. Vậy học ngành công nghệ thông tin ra làm nghề gì?

1. Học ngành công nghệ thông tin ra làm gì?​

Công nghệ thông tin đang ngày càng trở thành một sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết và yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì IT là công cụ quan trọng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ.
Lập trình viên: là người trực tiếp tạo ra những sản phẩm công nghệ như phần mềm và hệ thống thông tin. Lộ trình sự nghiệp của một lập trình viên thường từ fresher đi lên, đây cũng là ngành nghề có rất nhiều triển vọng

cong-nghe-thong-tin_1912105851.jpg


Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: là người trực tiếp kiểm tra chất lượng của các sản phẩm công nghệ được tạo ra bởi các lập trình viên.
Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản trị mạng, quản lý dữ liệu, kỹ thuật phần cứng máy tính.
Chuyên gia quản lý, kinh doanh và điều phối các dự án công nghệ thông tin.
Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại những cơ sở đào tạo, trường đại học…

2. Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin​

Chuyên ngành kỹ thuật máy tính: Có thể làm các công việc như: Lập trình viên mảng lập trình nhúng, lập trình các con chip trong hệ thống điều khiển xe ô tô, các thiết bị di động, đồ gia dụng..
Chuyên ngành khoa học máy tính: Đây là ngành học có cơ hội việc làm rộng mở nhất như lập trình viên Web Developer, App Developer; Chuyên viên phân tích và thiết kế lĩnh vực công nghệ thông tin,... Đây cũng là ngành học mà các bạn sinh viên ra trường có được mức lương vô cùng hấp dẫn.
Chuyên ngành Công nghệ phần mềm: Sau khi ra trường sinh viên cũng có thể trở thành lập trình viên thiết kế web, thiết kế game, ứng dụng điện thoại hoặc nhân viên IT ở phòng sản phẩm

unnamed (1).jpg


Chuyên ngành kỹ thuật mạng: Có thể làm các công việc như chuyên viên an ninh mạng, chuyên viên đảm nhận pentest (kiểm thử xâm nhập) cho hệ thống mạng các tổ chức, chuyên viên về quản trị mạng, hacker,...
Chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: Sinh viên có thể làm tại các vị trí như: Chuyên viên phát triển quản trị mạng tại các cơ quan, nhà cung cấp mạng hoặc tổ chức ngân hàng, chuyên viên phụ trách thiết kế mạng…
Chuyên ngành hệ thống quản lý thông tin: Sinh viên sẽ được học các kiến thức về thiết kế, vận hành và quản trị các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, kết nối các bên liên quan trong tổ chức, trong doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin,...
Chuyên ngành Big Data & Machine Learning: những vị trí các bạn sinh viên có thể làm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này là kỹ sư hoặc chuyên viên phát triển các ứng dụng AI trên các phần mềm, kiến trúc sư về mảng dữ liệu,...


#côngnghệthôngtin #chọnnghề
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top