Lâu nay, J-Pop hài lòng với thị trường nội địa khổng lồ. Nhật Bản là thị trường âm nhạc lớn nhất châu Á, và do đó, đảm bảo nguồn thu cho các nghệ sĩ lẫn hãng thu âm nội địa. Điều này khác hoàn toàn với K-Pop, nền âm nhạc luôn tìm cách mở rộng ra nước ngoài, đặt mục tiêu thâm nhập các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,... Forbes so sánh.
Khi nghệ sĩ Nhật Bản biểu diễn ở live concert hay lễ hội nước ngoài, họ thường tự chi trả chi phí đi lại và dàn dựng sân khấu, không phải được BTC mời. Ngoại lệ có số 1 ít như Babymetal thu hút được cộng đồng heavy metal nước ngoài. Nhưng phần lớn đều phải chịu thua lỗ do tự đầu tư chi phí thực hiện biểu diễn.
Tuy nhiên, sau thời gian dài bám trụ vào thị trường nội địa, agency và label của nghệ sĩ dần phải thay đổi chính sách. Các nghệ sĩ J-Pop bắt đầu nghiêm túc hướng đến khán giả quốc tế, vốn từ trước đến nay biết đến nhạc Nhật nói chung chỉ gói gọn trong anisong. Và họ sẽ phải học hỏi từ người hàng xóm K-Pop rất nhiều trong quá trình toàn cầu hóa.
Tờ Forbes đánh giá cao thành công của K-Pop ở thị trường nước ngoài. Thành công K-Pop dựa trên những màn trình diễn chất lượng thông qua quá trình đào tạo kỹ lưỡng, các kỹ năng độc đáo của riêng nghệ sĩ, kỹ thuật thanh nhạc và vũ đạo, khả năng đàm thoại bằng tiếng Anh tương đương người bản xứ cũng như sản xuất MV bằng công nghệ sản xuất tiên tiến và hiệu ứng đặc biệt. Bằng cách thực hiện chiến dịch quảng bá đầy tính chiến lược thông qua TikTok và YouTube, đồng thời hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khi phát hành, họ xây dựng cơ sở người hâm mộ vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Để nhận được sự ủng hộ trên toàn cầu, không có gì lạ khi các nhóm có thành viên đến từ nhiều quốc tịch như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Philippines. Họ đã tích lũy nhiều năm qua để được như vậy.
Đầu năm nay, lễ hội âm nhạc lớn nhất thế giới Coachella đã mời 1 số nghệ sĩ Nhật Bản như Yoasobi và Atarashii Gakko! tham dự. Đó từng là sân khấu mà BlackPink biểu diễn chính. Không chỉ thế, các hãng thu âm lớn như Sony, Universal và Warner Music đều tập trung vào Thái Lan, làm dấy lên thảo luận "T-Pop liệu sẽ nổi lên thay thế K-Pop?" Rõ ràng các nghệ sĩ châu Á càng ngày càng nổi tiếng ở phương Tây và Nam Mỹ hơn. Vậy Nhật Bản có nhóm nhạc nào thiết kế để tấn công thị trường quốc tế ngay từ đầu hay không? Forbes đề xuất "XG," 1 nhóm nhạc nữ gồm 7 thành viên thuộc hãng đĩa Avex. Họ được đào tạo 7 năm ở Hàn Quốc tập trung vào tiếng Anh, tiếng Hàn, ca hát và nhảy múa.
Sau khi phát hành đĩa đơn "Tippy Toes" vào tháng 3 năm 2022, họ đã trở thành chủ đề nóng trong Gen Z toàn thế giới, đặc biệt ở Bắc Mỹ, thông qua TikTok. Chỉ 2 năm ra mắt, XG đã có chuyến lưu diễn toàn cầu, bắt đầu bằng buổi biểu diễn tại Osaka Castle Hall và Yokohama K Arena tháng 5 năm nay. Các buổi biểu diễn tiếp theo được lên kế hoạch ở Châu Á, Bắc Mỹ và Châu Âu cho đến cuối năm nay. XG được kỳ vọng sẽ thành công với tư cách là nhóm nhạc J-Pop đầu tiên có thể nói và hát bằng 3 thứ tiếng. Và đây chỉ là 1 phần trong kế hoạch tiến ra toàn cầu của Avex, từng 1 thời là hãng thu âm lớn nhất thị trường Nhật Bản trước khi bị Sony lật đổ.
Khi nghệ sĩ Nhật Bản biểu diễn ở live concert hay lễ hội nước ngoài, họ thường tự chi trả chi phí đi lại và dàn dựng sân khấu, không phải được BTC mời. Ngoại lệ có số 1 ít như Babymetal thu hút được cộng đồng heavy metal nước ngoài. Nhưng phần lớn đều phải chịu thua lỗ do tự đầu tư chi phí thực hiện biểu diễn.
Tuy nhiên, sau thời gian dài bám trụ vào thị trường nội địa, agency và label của nghệ sĩ dần phải thay đổi chính sách. Các nghệ sĩ J-Pop bắt đầu nghiêm túc hướng đến khán giả quốc tế, vốn từ trước đến nay biết đến nhạc Nhật nói chung chỉ gói gọn trong anisong. Và họ sẽ phải học hỏi từ người hàng xóm K-Pop rất nhiều trong quá trình toàn cầu hóa.
Tờ Forbes đánh giá cao thành công của K-Pop ở thị trường nước ngoài. Thành công K-Pop dựa trên những màn trình diễn chất lượng thông qua quá trình đào tạo kỹ lưỡng, các kỹ năng độc đáo của riêng nghệ sĩ, kỹ thuật thanh nhạc và vũ đạo, khả năng đàm thoại bằng tiếng Anh tương đương người bản xứ cũng như sản xuất MV bằng công nghệ sản xuất tiên tiến và hiệu ứng đặc biệt. Bằng cách thực hiện chiến dịch quảng bá đầy tính chiến lược thông qua TikTok và YouTube, đồng thời hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khi phát hành, họ xây dựng cơ sở người hâm mộ vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Để nhận được sự ủng hộ trên toàn cầu, không có gì lạ khi các nhóm có thành viên đến từ nhiều quốc tịch như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Philippines. Họ đã tích lũy nhiều năm qua để được như vậy.
Đầu năm nay, lễ hội âm nhạc lớn nhất thế giới Coachella đã mời 1 số nghệ sĩ Nhật Bản như Yoasobi và Atarashii Gakko! tham dự. Đó từng là sân khấu mà BlackPink biểu diễn chính. Không chỉ thế, các hãng thu âm lớn như Sony, Universal và Warner Music đều tập trung vào Thái Lan, làm dấy lên thảo luận "T-Pop liệu sẽ nổi lên thay thế K-Pop?" Rõ ràng các nghệ sĩ châu Á càng ngày càng nổi tiếng ở phương Tây và Nam Mỹ hơn. Vậy Nhật Bản có nhóm nhạc nào thiết kế để tấn công thị trường quốc tế ngay từ đầu hay không? Forbes đề xuất "XG," 1 nhóm nhạc nữ gồm 7 thành viên thuộc hãng đĩa Avex. Họ được đào tạo 7 năm ở Hàn Quốc tập trung vào tiếng Anh, tiếng Hàn, ca hát và nhảy múa.
Sau khi phát hành đĩa đơn "Tippy Toes" vào tháng 3 năm 2022, họ đã trở thành chủ đề nóng trong Gen Z toàn thế giới, đặc biệt ở Bắc Mỹ, thông qua TikTok. Chỉ 2 năm ra mắt, XG đã có chuyến lưu diễn toàn cầu, bắt đầu bằng buổi biểu diễn tại Osaka Castle Hall và Yokohama K Arena tháng 5 năm nay. Các buổi biểu diễn tiếp theo được lên kế hoạch ở Châu Á, Bắc Mỹ và Châu Âu cho đến cuối năm nay. XG được kỳ vọng sẽ thành công với tư cách là nhóm nhạc J-Pop đầu tiên có thể nói và hát bằng 3 thứ tiếng. Và đây chỉ là 1 phần trong kế hoạch tiến ra toàn cầu của Avex, từng 1 thời là hãng thu âm lớn nhất thị trường Nhật Bản trước khi bị Sony lật đổ.