Indonesia cấm bán hàng trên mạng xã hội, ai ảnh hưởng nặng nhất?

"Giờ đây thương mại điện tử không thể là mạng xã hội. Chúng phải tách rời", Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan phát biểu trong cuộc họp báo ở thủ đô Jakarta ngày 27/9. Theo đó, Indonesia sẽ cấm giao dịch thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội từ ngày 26/9, và các nền tảng sẽ có 1 tuần để tuân thủ.
Lý do được Bộ Thương mại Indonesia đưa ra là vì hình thức bán hàng này đang gây tổn hại đến những doanh nghiệp nhỏ. Quy định mới được cho là sẽ đảm bảo cạnh tranh kinh doanh bình đẳng, bảo vệ các thương nhân và thị trường ngoại tuyến (offline), cũng như bảo vệ dữ liệu của người dùng. Các công ty mạng xã hội sẽ bị cấm thực hiện hoặc tạo điều kiện cho các giao dịch thanh toán ngay trong hệ thống của mình.
Indonesia cấm bán hàng trên mạng xã hội, ai ảnh hưởng nặng nhất?
TikTok Shop cho phép người dùng bán hàng ngay trên trang cá nhân của mình
Theo ông Hasan, các công ty hoạt động ở Indonesia sẽ phải lựa chọn rạch ròi giữa giấy phép về lĩnh vực mạng xã hội và thương mại điện tử. Những công ty không tuân thủ trước hết sẽ bị cảnh cáo, có thể dẫn đến thu hồi giấy phép hoạt động.
Theo các chuyên gia, TikTok sẽ là doanh nghiệp duy nhất ảnh hưởng tại Indonesia, với tính năng TikTok Shop. Đây là tính năng cho phép người dùng có thể mở gian hàng trên chính giao diện của tài khoản, và mọi thao tác chọn hàng, thanh toán đều được thực hiện qua TikTok.
Thực tế, Indonesia là quốc gia đầu tiên được TikTok chọn để triển khai TikTok Shop, từ năm 2021. Hiện tại, TikTok đang có khoảng 125 triệu người dùng hàng tháng ở Indonesia.
Về phía TikTok, người phát ngôn của nền tảng video ngắn này cho biết công ty "quan ngại sâu sắc" với quyết định của Indonesia, khi nó có thể "ảnh hưởng tới sinh kế của 6 triệu người bán hàng địa phương" đang hoạt động trên TikTok Shop.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top