From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Hôm 5/9, Trung Quốc đã công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm thực hiện sứ mệnh Thiên vấn-3 (Tianwen-3) với hai lần phóng để lấy mẫu sao Hỏa đem trở về Trái đất vào khoảng năm 2028, sớm hơn kế hoạch ban đầu 2 năm. Đây có thể là sứ mệnh lấy mẫu sao Hỏa đầu tiên trên thế giới. Thông tin trên được ông Lưu Kế Trung, nhà thiết kế trưởng của sứ mệnh Thiên vấn-3, tiết lộ tại một sự kiện về thám hiểm không gian sâu tổ chức ở thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc.
Ông cho biết, ưu tiên hàng đầu của sứ mệnh là tìm kiếm dấu vết sự sống trên Hành tinh Đỏ. Về mặt kỹ thuật, sứ mệnh sẽ liên quan đến các công nghệ lõi như lấy mẫu trên bề mặt sao Hỏa, cất cánh từ sao Hỏa, cập bến ở quỹ đạo sao Hỏa và bảo vệ hành tinh.
Kế hoạch được cấu trúc thành 13 giai đoạn, sử dụng cả kỹ thuật viễn thám và tại chỗ để tiến hành nghiên cứu các mẫu và dữ liệu sao Hỏa, dựa trên các yếu tố của toàn bộ chuỗi dấu vết sự sống tại đây, nhằm đảm bảo các mẫu này có thể được đem về Trái đất thành công và mang lại những khám phá khoa học có ý nghĩa. Liên quan đến bảo vệ hành tinh, nhà thiết kế trưởng Lưu Kế Trung cho biết, sứ mệnh sẽ tuân thủ các hiệp ước quốc tế để đảm bảo sao Hỏa và Trái đất không bị ô nhiễm, cũng như tính nguyên bản của các mẫu sao Hỏa.
Về hợp tác quốc tế trong sứ mệnh Thiên vấn-3, ông cho biết thêm, việc hợp tác sẽ được thực hiện trong 3 lĩnh vực: hợp tác tải trọng, chia sẻ mẫu và dữ liệu cũng như lập kế hoạch cho các sứ mệnh trong tương lai. Cụ thể, Trung Quốc dự định hợp tác với các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới phân tích mẫu và dữ liệu sao Hỏa, xác định sứ mệnh và nhiệm vụ của trạm nghiên cứu sao Hỏa trong tương lai, giải quyết các thách thức về công nghệ lõi, chung tay xây dựng một ngôi nhà chung trên sao Hỏa.
Hành trình khám phá Hành tinh Đỏ của nhân loại đã bắt đầu từ 64 năm trước với sứ mệnh sao Hỏa năm 1960 của Liên Xô cũ. Đến nay, 7 quốc gia và tổ chức quốc tế đã tiến hành 47 chuyến thám hiểm sao Hỏa, thực hiện các chuyến bay ngang qua, xoay quanh quỹ đạo, hạ cánh và thám hiểm bề mặt. Tuy nhiên, nhiệm vụ đầy thách thức là đem các mẫu từ sao Hỏa trở về Trái đất vẫn chưa được thực hiện.
Theo đánh giá của ông Ngô Vĩ Nhân, nhà thiết kế chính của Chương trình thám hiểm Mặt Trăng Trung Quốc đưa ra hồi tháng 4: “Nhìn vào tiến độ của nhiều quốc gia trên thế giới, Trung Quốc hứa hẹn sẽ trở thành quốc gia đầu tiên lấy mẫu trên sao Hỏa mang trở về Trái đất”.
Hồi cuối tháng 6 năm nay, ông Biện Chí Cương, Phó Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cho biết, Chương trình thám hiểm hành tinh của nước này đã được phê duyệt và sẽ bao gồm 4 sứ mệnh, dự kiến hoàn thành trong vòng 10-15 năm. Trong đó, Thiên vấn-2 là sứ mệnh thăm dò tiểu hành tinh, dự kiến được phóng vào khoảng năm 2025. Thiên vấn-3 là sứ mệnh lấy mẫu sao Hỏa, dự kiến phóng vào khoảng năm 2030. Thiên vấn-4 là sứ mệnh thám hiểm sao Mộc, cũng dự kiến phóng vào khoảng năm 2030. Như vậy, theo tiết lộ mới nhất này, sứ mệnh Thiên vấn-3 sẽ được thực hiện sớm hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
Ông cho biết, ưu tiên hàng đầu của sứ mệnh là tìm kiếm dấu vết sự sống trên Hành tinh Đỏ. Về mặt kỹ thuật, sứ mệnh sẽ liên quan đến các công nghệ lõi như lấy mẫu trên bề mặt sao Hỏa, cất cánh từ sao Hỏa, cập bến ở quỹ đạo sao Hỏa và bảo vệ hành tinh.
Kế hoạch được cấu trúc thành 13 giai đoạn, sử dụng cả kỹ thuật viễn thám và tại chỗ để tiến hành nghiên cứu các mẫu và dữ liệu sao Hỏa, dựa trên các yếu tố của toàn bộ chuỗi dấu vết sự sống tại đây, nhằm đảm bảo các mẫu này có thể được đem về Trái đất thành công và mang lại những khám phá khoa học có ý nghĩa. Liên quan đến bảo vệ hành tinh, nhà thiết kế trưởng Lưu Kế Trung cho biết, sứ mệnh sẽ tuân thủ các hiệp ước quốc tế để đảm bảo sao Hỏa và Trái đất không bị ô nhiễm, cũng như tính nguyên bản của các mẫu sao Hỏa.
Về hợp tác quốc tế trong sứ mệnh Thiên vấn-3, ông cho biết thêm, việc hợp tác sẽ được thực hiện trong 3 lĩnh vực: hợp tác tải trọng, chia sẻ mẫu và dữ liệu cũng như lập kế hoạch cho các sứ mệnh trong tương lai. Cụ thể, Trung Quốc dự định hợp tác với các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới phân tích mẫu và dữ liệu sao Hỏa, xác định sứ mệnh và nhiệm vụ của trạm nghiên cứu sao Hỏa trong tương lai, giải quyết các thách thức về công nghệ lõi, chung tay xây dựng một ngôi nhà chung trên sao Hỏa.
Hành trình khám phá Hành tinh Đỏ của nhân loại đã bắt đầu từ 64 năm trước với sứ mệnh sao Hỏa năm 1960 của Liên Xô cũ. Đến nay, 7 quốc gia và tổ chức quốc tế đã tiến hành 47 chuyến thám hiểm sao Hỏa, thực hiện các chuyến bay ngang qua, xoay quanh quỹ đạo, hạ cánh và thám hiểm bề mặt. Tuy nhiên, nhiệm vụ đầy thách thức là đem các mẫu từ sao Hỏa trở về Trái đất vẫn chưa được thực hiện.
Theo đánh giá của ông Ngô Vĩ Nhân, nhà thiết kế chính của Chương trình thám hiểm Mặt Trăng Trung Quốc đưa ra hồi tháng 4: “Nhìn vào tiến độ của nhiều quốc gia trên thế giới, Trung Quốc hứa hẹn sẽ trở thành quốc gia đầu tiên lấy mẫu trên sao Hỏa mang trở về Trái đất”.
Hồi cuối tháng 6 năm nay, ông Biện Chí Cương, Phó Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cho biết, Chương trình thám hiểm hành tinh của nước này đã được phê duyệt và sẽ bao gồm 4 sứ mệnh, dự kiến hoàn thành trong vòng 10-15 năm. Trong đó, Thiên vấn-2 là sứ mệnh thăm dò tiểu hành tinh, dự kiến được phóng vào khoảng năm 2025. Thiên vấn-3 là sứ mệnh lấy mẫu sao Hỏa, dự kiến phóng vào khoảng năm 2030. Thiên vấn-4 là sứ mệnh thám hiểm sao Mộc, cũng dự kiến phóng vào khoảng năm 2030. Như vậy, theo tiết lộ mới nhất này, sứ mệnh Thiên vấn-3 sẽ được thực hiện sớm hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu.