From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Năng động, sáng tạo và kiếm bộn tiền - đó là cuộc sống tưởng chừng như mơ của nhiều TikToker trẻ tuổi. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang của mạng xã hội là áp lực tinh thần và nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý mà ít ai thấy được.
Câu chuyện của Morgan McGuire, một influencer 18 tuổi với 750.000 người theo dõi, phần nào hé lộ thực tế này. Việc chọn trường đại học của McGuire phụ thuộc phần lớn vào những gì cô thấy trên TikTok, hướng đến một môi trường lý tưởng để làm nền cho các video ngắn của mình. Gần hai năm qua, TikTok đã trở thành công việc chính thức của McGuire. Cô bắt đầu được chú ý nhờ video tự nhuộm da và từ đó, McGuire đã tìm hiểu thuật toán TikTok để tối ưu hóa lượt tiếp cận nội dung. Nhờ vậy, cô đã kiếm được 81.000 USD từ hợp đồng quảng cáo và Quỹ Người sáng tạo Nội dung, đủ để trang trải học phí đại học. "Ban đầu, tôi cảm thấy điều này thật không tưởng, nhưng nó đã xảy ra", McGuire chia sẻ.
McGuire không phải là trường hợp cá biệt. Danh tiếng trên TikTok đang trở thành mục tiêu của nhiều học sinh, sinh viên. Theo nghiên cứu của Pew năm 2023, TikTok là ứng dụng phổ biến thứ hai với thanh thiếu niên từ 13-17 tuổi, và cứ 5 người thì có 1 người sử dụng "gần như liên tục". Họ yêu thích những nội dung từ các bạn đồng trang lứa như McGuire, những người dường như đang sống một cuộc sống "trong mơ".
Nhưng sự thật đằng sau ống kính lại không hề màu hồng. McGuire phải thức khuya dậy sớm để quay video, chỉnh sửa nội dung, ảnh hưởng đến việc học ở trường. "Tôi ưu tiên điều đó hơn giấc ngủ. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến ngày hôm sau, khi tôi học tại trường. Nhưng tôi không dừng lại được, vì tôi cảm giác mình thích việc sáng tạo nội dung hơn", cô tâm sự. Không chỉ việc học, cuộc sống cá nhân của McGuire cũng bị ảnh hưởng. Cô không có thời gian hẹn hò và nhiều chàng trai e ngại khi tiếp cận một người nổi tiếng trên mạng xã hội.
Ảnh hưởng của mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, đến sức khỏe tinh thần thanh thiếu niên đang là vấn đề đáng quan ngại. Các chuyên gia lo ngại thuật toán của TikTok có thể góp phần gây ra khủng hoảng tâm lý cho người dùng trẻ tuổi. Một nghiên cứu cho thấy dành ba giờ mỗi ngày trên mạng xã hội có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tâm lý. Tờ Washington Post năm 2022 đã phỏng vấn nhiều TikToker, chủ yếu ở độ tuổi 20 và 30, về mặt trái của sự nổi tiếng đến quá nhanh. Họ miêu tả cảm giác "choáng ngợp vì những lời lăng mạ hoặc chỉ trích ác ý trong phần bình luận". "Cụm từ mà mọi người sử dụng thường là 'lọt vào mặt tối của TikTok'. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi mặt tối của TikTok lại toàn bạn bè của bạn ở trường?", Casey Fiesler, phó giáo sư Đại học Colorado ở Boulder đặt câu hỏi.
Jaydan Berry, một TikToker 18 tuổi với 182.000 người theo dõi, chia sẻ việc sáng tạo nội dung "khiến cô thỏa mãn, nhưng không giúp ích gì cho việc học trung học". Cô bị bạn bè trêu chọc vì những video của mình. "Tôi nghĩ họ ghen tị. Ở thế hệ này, nhiều người muốn nổi tiếng trên mạng. Vì vậy, khi ai đó vụt sáng, họ sẽ nhận về sự đố kỵ", Jaydan nói. Cô thường chia sẻ những câu chuyện đời thường, từ việc đi học đến những trải nghiệm cá nhân, và nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những bình luận tiêu cực và sự thù ghét trên mạng.
Tyjai Jackson, một TikToker khác với 75.000 người theo dõi, cho biết: "Mọi người rất hay phán xét những điều nhỏ nhặt, cách bạn nói chuyện, trang điểm hay ăn mặc. Thật áp lực". Tiến sĩ Jessi Gold, bác sĩ tâm thần và tác giả cuốn How Do You Feel, lo lắng rằng những bình luận tiêu cực có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của thanh thiếu niên, khiến họ cố gắng thay đổi bản thân để phù hợp với kỳ vọng của người khác, dẫn đến khó khăn trong việc cân bằng giữa hình ảnh trên mạng và con người thật ngoài đời.
Peyton Mikolayek, sinh viên năm nhất Đại học Johns Hopkins, là một ví dụ điển hình. Những video triệu view về cuộc sống trung học tưởng chừng hoàn hảo của cô lại khác xa thực tế. Cô từng bị bạn bè chế giễu vì những video đó. "Trở thành người có ảnh hưởng khiến trải nghiệm trung học của tôi khó khăn hơn, nhưng thành thật mà nói, nếu không có điều đó, tôi không biết mình sẽ vượt qua ba năm thế nào", cô thừa nhận. Ở thời điểm cuối cấp, Peyton kiếm được tới 7.000 USD cho một bài đăng. Theo Max Elk, quản lý KOL tại Grail Talent, số tiền mà học sinh trung học kiếm được trên TikTok là "khá đáng kinh ngạc". ZipRecruiter ước tính mức lương trung bình hàng năm cho một TikToker là hơn 130.000 USD.
Dưới mỗi video của Peyton, nhiều bạn trẻ hỏi cô bí quyết để trở nên nổi tiếng. "Hãy nhận thức được những gì bạn đang tham gia vào", Peyton khuyên. Cô cho biết bản thân vẫn sẽ tiếp tục con đường này, nhưng những ai muốn theo đuổi cần chuẩn bị tinh thần cho những lời chỉ trích gay gắt, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Câu chuyện của Morgan McGuire, một influencer 18 tuổi với 750.000 người theo dõi, phần nào hé lộ thực tế này. Việc chọn trường đại học của McGuire phụ thuộc phần lớn vào những gì cô thấy trên TikTok, hướng đến một môi trường lý tưởng để làm nền cho các video ngắn của mình. Gần hai năm qua, TikTok đã trở thành công việc chính thức của McGuire. Cô bắt đầu được chú ý nhờ video tự nhuộm da và từ đó, McGuire đã tìm hiểu thuật toán TikTok để tối ưu hóa lượt tiếp cận nội dung. Nhờ vậy, cô đã kiếm được 81.000 USD từ hợp đồng quảng cáo và Quỹ Người sáng tạo Nội dung, đủ để trang trải học phí đại học. "Ban đầu, tôi cảm thấy điều này thật không tưởng, nhưng nó đã xảy ra", McGuire chia sẻ.
McGuire không phải là trường hợp cá biệt. Danh tiếng trên TikTok đang trở thành mục tiêu của nhiều học sinh, sinh viên. Theo nghiên cứu của Pew năm 2023, TikTok là ứng dụng phổ biến thứ hai với thanh thiếu niên từ 13-17 tuổi, và cứ 5 người thì có 1 người sử dụng "gần như liên tục". Họ yêu thích những nội dung từ các bạn đồng trang lứa như McGuire, những người dường như đang sống một cuộc sống "trong mơ".
Nhưng sự thật đằng sau ống kính lại không hề màu hồng. McGuire phải thức khuya dậy sớm để quay video, chỉnh sửa nội dung, ảnh hưởng đến việc học ở trường. "Tôi ưu tiên điều đó hơn giấc ngủ. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến ngày hôm sau, khi tôi học tại trường. Nhưng tôi không dừng lại được, vì tôi cảm giác mình thích việc sáng tạo nội dung hơn", cô tâm sự. Không chỉ việc học, cuộc sống cá nhân của McGuire cũng bị ảnh hưởng. Cô không có thời gian hẹn hò và nhiều chàng trai e ngại khi tiếp cận một người nổi tiếng trên mạng xã hội.
Ảnh hưởng của mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, đến sức khỏe tinh thần thanh thiếu niên đang là vấn đề đáng quan ngại. Các chuyên gia lo ngại thuật toán của TikTok có thể góp phần gây ra khủng hoảng tâm lý cho người dùng trẻ tuổi. Một nghiên cứu cho thấy dành ba giờ mỗi ngày trên mạng xã hội có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tâm lý. Tờ Washington Post năm 2022 đã phỏng vấn nhiều TikToker, chủ yếu ở độ tuổi 20 và 30, về mặt trái của sự nổi tiếng đến quá nhanh. Họ miêu tả cảm giác "choáng ngợp vì những lời lăng mạ hoặc chỉ trích ác ý trong phần bình luận". "Cụm từ mà mọi người sử dụng thường là 'lọt vào mặt tối của TikTok'. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi mặt tối của TikTok lại toàn bạn bè của bạn ở trường?", Casey Fiesler, phó giáo sư Đại học Colorado ở Boulder đặt câu hỏi.
Jaydan Berry, một TikToker 18 tuổi với 182.000 người theo dõi, chia sẻ việc sáng tạo nội dung "khiến cô thỏa mãn, nhưng không giúp ích gì cho việc học trung học". Cô bị bạn bè trêu chọc vì những video của mình. "Tôi nghĩ họ ghen tị. Ở thế hệ này, nhiều người muốn nổi tiếng trên mạng. Vì vậy, khi ai đó vụt sáng, họ sẽ nhận về sự đố kỵ", Jaydan nói. Cô thường chia sẻ những câu chuyện đời thường, từ việc đi học đến những trải nghiệm cá nhân, và nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những bình luận tiêu cực và sự thù ghét trên mạng.
Tyjai Jackson, một TikToker khác với 75.000 người theo dõi, cho biết: "Mọi người rất hay phán xét những điều nhỏ nhặt, cách bạn nói chuyện, trang điểm hay ăn mặc. Thật áp lực". Tiến sĩ Jessi Gold, bác sĩ tâm thần và tác giả cuốn How Do You Feel, lo lắng rằng những bình luận tiêu cực có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của thanh thiếu niên, khiến họ cố gắng thay đổi bản thân để phù hợp với kỳ vọng của người khác, dẫn đến khó khăn trong việc cân bằng giữa hình ảnh trên mạng và con người thật ngoài đời.
Peyton Mikolayek, sinh viên năm nhất Đại học Johns Hopkins, là một ví dụ điển hình. Những video triệu view về cuộc sống trung học tưởng chừng hoàn hảo của cô lại khác xa thực tế. Cô từng bị bạn bè chế giễu vì những video đó. "Trở thành người có ảnh hưởng khiến trải nghiệm trung học của tôi khó khăn hơn, nhưng thành thật mà nói, nếu không có điều đó, tôi không biết mình sẽ vượt qua ba năm thế nào", cô thừa nhận. Ở thời điểm cuối cấp, Peyton kiếm được tới 7.000 USD cho một bài đăng. Theo Max Elk, quản lý KOL tại Grail Talent, số tiền mà học sinh trung học kiếm được trên TikTok là "khá đáng kinh ngạc". ZipRecruiter ước tính mức lương trung bình hàng năm cho một TikToker là hơn 130.000 USD.
Dưới mỗi video của Peyton, nhiều bạn trẻ hỏi cô bí quyết để trở nên nổi tiếng. "Hãy nhận thức được những gì bạn đang tham gia vào", Peyton khuyên. Cô cho biết bản thân vẫn sẽ tiếp tục con đường này, nhưng những ai muốn theo đuổi cần chuẩn bị tinh thần cho những lời chỉ trích gay gắt, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.