VNR Content
Pearl
Theo một nghiên cứu mới đây, trước khi Trái Đất và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời xuất hiện, Mặt Trời có thể đã bị bao quanh bởi những vòng bụi khổng lồ tương tự như sao Thổ.
Khi mới hình thành, Mặt Trời cũng có những vành đai bao quanh như Sao Thổ
Theo NASA, những vòng bụi đó có thể đã ngăn Trái Đất phát triển thành "siêu Trái đất" - một loại hành tinh có kích thước gấp đôi và khối lượng gấp 10 lần hàng tinh chúng ta đang sống. Các nhà thiên văn đã phát hiện ra siêu Trái Đất quay xung quanh khoảng 30% các ngôi sao giống Mặt Trời trong thiên hà của chúng ta.
Sự xuất hiện của rất nhiều siêu Trái Đất trong không gian khiến các nhà thiên văn đặt ra câu hỏi: Nếu các siêu Trái Đất phổ biến đến vậy, tại sao chúng ta không có một siêu Trái Đất trong Hệ Mặt Trời? Để tìm ra nguyên nhân, André Izidoro, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Rice ở Houston và các đồng nghiệp đã tạo ra một mô hình trên máy tính về sự hình thành của Hệ Mặt Trời. Theo đó, Hệ Mặt Trời xuất hiện từ đống tro tàn của một đám mây bụi và khí được gọi là tinh vân Mặt Trời.
Mô phỏng của các nhà khoa học cho thấy, các vùng khí và bụi có áp suất cao bao quanh Mặt Trời khi mới hình thành. Những khu vực có áp suất cao này có khả năng là kết quả khi các hạt bị Mặt Trời hút về, nóng lên và giải phóng một lượng lớn khí hóa hơi.
Các mô phỏng cho thấy có khả năng có 3 vành đai riêng biệt, nơi các hạt rắn hóa hơi thành khí, được gọi chung là "các đường thăng hoa". Vành đai gần Mặt Trời nhất, hay vùng nóng nhất là nơi silicat rắn biến thành khí; ở vành đai giữa, băng sẽ nóng và biến thành khí; và ở vành đai ngoài cùng, cacbon monoxit trở thành khí.
Mô phỏng cho thấy, các hạt rắn giống như loại bụi đi vào những vùng áp suất cao này và bắt đầu tích tụ. Đồng tác giả Andrea Isella, phó giáo sư vật lý và thiên văn học tại Đại học Rice, cho biết: “Áp suất cao khiến các hạt bụi tụ lại, khiến những vành đai xuất hiện”. Nếu những khu vực áp suất cao này không tồn tại, Mặt Trời sẽ nhanh chóng nuốt chửng các hạt này, không để lại hạt giống nào cho các hành tinh phát triển. Isella nói thêm: “Cần một thứ gì đó để ngăn các hạt bụi bị hút vào trong Mặt Trời, để chúng có thời gian phát triển thành các hành tinh”.
So sánh khu vực xung quanh Mặt Trời khi Mặt Trời mới hình thành và hiện nay
Theo thời gian, khí và bụi xung quanh Mặt Trời nguội dần và các đường thăng hoa nhích lại gần Mặt Trời. Quá trình này cho phép bụi tích tụ thành các hành tinh. Izidoro chỉ rõ: "Mô hình của chúng tôi cho thấy các va chạm áp suất có thể tập hợp bụi và các va chạm áp suất di chuyển có thể hoạt động như các nhà máy sản xuất hành tinh".
Theo các mô phỏng, vành đai gần Mặt Trời nhất đã hình thành nên các hành tinh của vùng trong Hệ Mặt Trời, gồm có Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa. Vành đai giữa sẽ trở thành các hành tinh của vùng ngoài Hệ Mặt Trời. Vòng ngoài cùng hình thành các sao chổi, tiểu hành tinh và các thiên thể nhỏ khác trong Vành đai Kuiper- khu vực nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương.
Theo Live Science
Theo NASA, những vòng bụi đó có thể đã ngăn Trái Đất phát triển thành "siêu Trái đất" - một loại hành tinh có kích thước gấp đôi và khối lượng gấp 10 lần hàng tinh chúng ta đang sống. Các nhà thiên văn đã phát hiện ra siêu Trái Đất quay xung quanh khoảng 30% các ngôi sao giống Mặt Trời trong thiên hà của chúng ta.
Sự xuất hiện của rất nhiều siêu Trái Đất trong không gian khiến các nhà thiên văn đặt ra câu hỏi: Nếu các siêu Trái Đất phổ biến đến vậy, tại sao chúng ta không có một siêu Trái Đất trong Hệ Mặt Trời? Để tìm ra nguyên nhân, André Izidoro, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Rice ở Houston và các đồng nghiệp đã tạo ra một mô hình trên máy tính về sự hình thành của Hệ Mặt Trời. Theo đó, Hệ Mặt Trời xuất hiện từ đống tro tàn của một đám mây bụi và khí được gọi là tinh vân Mặt Trời.
Mô phỏng của các nhà khoa học cho thấy, các vùng khí và bụi có áp suất cao bao quanh Mặt Trời khi mới hình thành. Những khu vực có áp suất cao này có khả năng là kết quả khi các hạt bị Mặt Trời hút về, nóng lên và giải phóng một lượng lớn khí hóa hơi.
Các mô phỏng cho thấy có khả năng có 3 vành đai riêng biệt, nơi các hạt rắn hóa hơi thành khí, được gọi chung là "các đường thăng hoa". Vành đai gần Mặt Trời nhất, hay vùng nóng nhất là nơi silicat rắn biến thành khí; ở vành đai giữa, băng sẽ nóng và biến thành khí; và ở vành đai ngoài cùng, cacbon monoxit trở thành khí.
Mô phỏng cho thấy, các hạt rắn giống như loại bụi đi vào những vùng áp suất cao này và bắt đầu tích tụ. Đồng tác giả Andrea Isella, phó giáo sư vật lý và thiên văn học tại Đại học Rice, cho biết: “Áp suất cao khiến các hạt bụi tụ lại, khiến những vành đai xuất hiện”. Nếu những khu vực áp suất cao này không tồn tại, Mặt Trời sẽ nhanh chóng nuốt chửng các hạt này, không để lại hạt giống nào cho các hành tinh phát triển. Isella nói thêm: “Cần một thứ gì đó để ngăn các hạt bụi bị hút vào trong Mặt Trời, để chúng có thời gian phát triển thành các hành tinh”.
Theo thời gian, khí và bụi xung quanh Mặt Trời nguội dần và các đường thăng hoa nhích lại gần Mặt Trời. Quá trình này cho phép bụi tích tụ thành các hành tinh. Izidoro chỉ rõ: "Mô hình của chúng tôi cho thấy các va chạm áp suất có thể tập hợp bụi và các va chạm áp suất di chuyển có thể hoạt động như các nhà máy sản xuất hành tinh".
Theo các mô phỏng, vành đai gần Mặt Trời nhất đã hình thành nên các hành tinh của vùng trong Hệ Mặt Trời, gồm có Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa. Vành đai giữa sẽ trở thành các hành tinh của vùng ngoài Hệ Mặt Trời. Vòng ngoài cùng hình thành các sao chổi, tiểu hành tinh và các thiên thể nhỏ khác trong Vành đai Kuiper- khu vực nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương.
Theo Live Science