Mất việc oan uổng vì bị tố "đạo nhái," cuộc chiến pháp lý 4 năm trời ròng rã của nữ họa sĩ Nhật Bản

Homelander The Seven

I will laser every f****** one of you!
Tháng 6/2019, họa sĩ minh họa nổi tiếng Mai Hanamura nhận được thông báo từ luật sư đại diện cho một nữ họa sĩ manga, cáo buộc cô ăn cắp tác phẩm của họa sĩ này bằng cách "đạo nhái". Ban đầu, Hanamura nghĩ rằng đây chỉ là hiểu lầm đơn giản và có thể giải quyết dễ dàng. Cô không ngờ rằng sự việc lại leo thang thành một vụ kiện tụng kéo dài, đe dọa đến sự nghiệp của mình.

Nỗi oan từ trên trời rơi xuống​


Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật, Hanamura gia nhập một công ty game với vị trí thiết kế. Năm 2013, cô trở thành họa sĩ minh họa tự do. Vụ tranh chấp xảy ra đúng vào thời điểm sự nghiệp của Hanamura đang phát triển, khi cô vừa xuất bản một cuốn sách minh họa và gặt hái nhiều thành công khác.

Thông báo mà Hanamura nhận được cho biết đã kiểm tra hơn 300 hình ảnh nhân vật game do cô vẽ và liệt kê ra những điểm tương đồng với tác phẩm của nữ họa sĩ manga, chẳng hạn như các đường nét chồng chéo. Trong thế giới anime và minh họa, hành vi sao chép và ăn cắp tác phẩm của người khác được gọi là "torepaku", kết hợp từ "tracing" (sao chép) và "pakuri" (đạo nhái) trong tiếng Nhật.

1724311108703.png


Hanamura bị sốc trước những cáo buộc mà cô cho là vô căn cứ. Thông báo cũng được gửi đến công ty mẹ của công ty game mà cô từng làm việc. Mặc dù công ty này phủ nhận mọi hành vi "torepaku", nhưng nguyên đơn vẫn không chấp nhận. Tháng 10/2019, với mong muốn giải quyết hiểu lầm, Hanamura đã đề nghị được vẽ trực tiếp trước mặt nữ họa sĩ manga.

Mất việc vì bị vu khống​


Mặc dù Hanamura tự tin thể hiện kỹ năng của mình, nhưng nữ họa sĩ manga vẫn khăng khăng cho rằng cô "thiếu khả năng nghệ thuật để vẽ mà không sao chép". Nữ họa sĩ này sau đó đã viết về vụ việc trên blog và Twitter (nay là X). Mặc dù Hanamura được giấu tên dưới chữ cái "H" trong những bài đăng đó, nhưng cô nhanh chóng bị cộng đồng mạng nhận dạng và chịu đựng những lời vu khống không ngừng khi sự việc lan truyền.

Bước sang năm 2020, nỗi lo mất việc của Hanamura trở thành hiện thực khi nhiều công ty hủy hợp đồng minh họa với cô. "Tức giận, buồn bã, tiếc nuối... Ngay cả khi tôi phản bác (những cáo buộc), mọi người vẫn không tin. Tôi không biết phải làm gì, và lần đầu tiên trong đời, tôi không còn cảm thấy thích thú khi vẽ nữa", Hanamura nhớ lại. Để chấm dứt những nghi ngờ, Hanamura quyết định đưa vụ việc ra tòa.

1724311136032.png

Phán quyết của tòa án​


Tháng 10/2020, Hanamura kiện nữ họa sĩ manga tội phỉ báng do những bài đăng trên mạng xã hội và blog về cô, yêu cầu bồi thường khoảng 7,18 triệu yên (khoảng 49.000 USD) tại Tòa án Quận Tokyo. Ngược lại, nữ họa sĩ manga cũng kiện ngược lại Hanamura, yêu cầu bồi thường 12,13 triệu yên (khoảng 83.000 USD) vì vi phạm bản quyền. Yếu tố quyết định nằm ở thời gian sáng tác các tác phẩm minh họa.

Dữ liệu ghi nhận từ các tác phẩm minh họa của Hanamura bị cáo buộc là sao chép cho thấy nhiều tác phẩm được vẽ trước cả tác phẩm của nữ họa sĩ manga. Tháng 10/2023, tòa án kết luận rằng việc các đường nét chồng chéo là điều phổ biến ngay cả trong các tác phẩm khác nhau, và điều đó không đồng nghĩa với việc có sự sao chép hoặc đạo nhái. Tòa án phán quyết rằng không có cơ sở để kết luận Hanamura đã sao chép tác phẩm của nữ họa sĩ manga.

Ngoài ra, tòa án cũng nhấn mạnh rằng những vụ ồn ào liên quan đến "torepaku" thường gây ra phản ứng dữ dội trên mạng, và yêu cầu nữ họa sĩ manga phải bồi thường 3,14 triệu yên (khoảng 21.270 USD) cho Hanamura vì những cáo buộc đã "ảnh hưởng lớn đến uy tín xã hội của cô".

Demon Slayer Movie 16.jpg


Cả hai bên đều không kháng cáo. Nhìn lại 4 năm vật lộn với vụ kiện tụng, Hanamura chia sẻ: "Đó là một gánh nặng lớn về thể chất, tinh thần và tài chính. Có lẽ đối phương cũng vậy. Kiểu tranh chấp này chẳng mang lại lợi ích gì cho ai cả".

Sự gia tăng của các phần mềm kỹ thuật số​


Tác giả Subaru Tomori, chuyên gia về tranh chấp bản quyền và là tác giả của cuốn sách "Cẩm nang về các vụ kiện cáo buộc bản quyền sai", cho biết các trường hợp như của Hanamura ngày càng phổ biến. Ông thậm chí còn đặt ra một thuật ngữ mới: "torepaku enzai", tức là cáo buộc sai sự thật về việc sao chép.

Theo Tomori, sự phổ biến của các phần mềm vẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong những năm gần đây, thiết kế minh họa chủ yếu được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số, và việc sử dụng rộng rãi các phần mềm giá rẻ đã giúp nhiều người dễ dàng tiếp cận với lĩnh vực này. Đồng thời, việc số hóa các tác phẩm cũng giúp người ta dễ dàng phát hiện ra hành vi ăn cắp trí tuệ bằng cách chồng nhiều hình ảnh lên nhau và tìm kiếm những điểm tương đồng.

Tomori kêu gọi mọi người cần thận trọng khi đưa ra cáo buộc đạo nhái: "Cần phải cẩn thận trong việc tìm kiếm hành vi đạo nhái. Một khi đã bị cáo buộc đạo nhái, rất khó để xoá bỏ tin đồn, và người sáng tạo có thể mất việc. Quan điểm bình tĩnh và khách quan là chìa khóa để bảo vệ các tác phẩm chất lượng".
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top