Máy bay “made in China” có cạnh tranh được với Boeing, Airbus?

Ánh Mai

Editor
Thành viên BQT
Sau 16 năm nghiên cứu và phát triển, cuối tháng 5-2023, máy bay C919 của Trung Quốc được đưa vào sử dụng thương mại. Từ đó đến nay nhiều chuyến bay nội địa bằng C919 đã được thực hiện. Một câu hỏi được giới chuyên môn đặt ra, liệu loại máy bay này có khả năng thách thức sự thống trị của Boeing, Airbus? 1- Máy bay C919 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2017, sau nhiều năm tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm, ngày 28-5-2023, C919 đã có chuyến bay thương mại đầu tiên, mang số hiệu MU9191 do hãng hàng không China Eastern Airlines - hãng vận tải lớn thứ hai của nước này tính theo số lượng hành khách, thực hiện cất cánh từ sân bay Hồng Kiều, Thượng Hải lúc 10 giờ 30 chở 130 hành khách, hạ cánh xuống sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh lúc 13 giờ 10. Từ đó China Eastern dùng C919 thực hiện thành công nhiều chuyến bay nội địa, như giữa Thượng Hải và thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Ngược dòng thời gian thấy, Tập đoàn Hàng không thương mại Trung Quốc (COMAC) do nhà nước sở hữu đã có bước tiến về kỹ thuật, công nghệ hàng không từ khi đưa chiếc máy bay ARJ21 chở được 5 hành khách, tầm bay hơn 3 nghìn cây số vào sử dụng cách đây 6 năm. Máy bay này nổi bật với khả năng chịu nhiệt độ cao, hiệu suất bay đêm vượt trội, có thể bay ở các vùng núi cao và thích ứng với các điều kiện sân bay khác nhau. Sau đó ARJ21 còn được xuất khẩu sang Indonesia. COMAC cho biết, tính đến nay có gần 100 chiếc ARJ21 được bàn giao cho khách hàng, khai thác trên 300 đường bay đến hơn 100 thành phố và vận chuyển được hơn 5,6 triệu hành khách tại Trung Quốc. Còn với chiếc C919, loại máy bay phản lực chở khách thân hẹp được đánh giá có nhiều tính năng có thể cạnh tranh trực tiếp với Airbus A320 hay Boeing 737. Tập đoàn COMAC đã nhận được hàng trăm đơn đặt hàng C919 và kỳ vọng có thể thâm nhập thị trường quốc tế trong những năm tới.
Máy bay “made in China” có cạnh tranh được với Boeing, Airbus?
C919 chở được 164 hành khách, có tầm bay ngắn và vừa (5.555km). Theo các chuyên gia Trung Quốc, chiếc C919 sử dụng nhiều kỹ thuật mới, như bố cục khí động học tiên tiến, động cơ tốn ít nhiên liệu, tiếng ồn thấp. Ông Mike Yeomans - người đứng đầu bộ phận định giá tại IBA (một công ty phân tích hàng không có trụ sở tại Anh) đánh giá, C919 đã được ứng dụng rất nhiều công nghệ mới nhất, hiện đại nhất. Đó là một bước tiến có tính “nhảy vọt” của công nghệ hàng không “made in China”. Mặc dù một số linh kiện máy bay phải mua của nước ngoài, nhưng phần lớn được cho là “Trung Quốc đã tự túc về các công nghệ chủ chốt”. Còn nhớ, năm 2021 Bộ Thương mại Mỹ tìm cách ngăn chặn để C919 khó có thể cất cánh bằng cách áp thêm các hạn chế mới về xuất khẩu linh kiện điện tử đối với các nhà cung cấp Mỹ, cho Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Bộ Quốc phòng nước này đưa COMAC vào danh sách các công ty thuộc sở hữu của quân đội Trung Quốc hoặc do họ kiểm soát. Kết quả là, đầu tư của Mỹ với COMAC đã bị cấm. Nhưng bất chấp các rào cản, COMAC vẫn cho ra đời được C919. Các nhà chuyên môn so sánh, Nhật Bản có dự án máy bay Mitsubishi Regional Jet được công bố vào năm 2007, nhưng lại thụt lùi và đã bị hủy vào tháng 2-2023. 2- Zhang Yujin, Phó Tổng giám đốc COMAC cho biết, Tập đoàn đã nhận được hơn 1.200 đơn đặt hàng máy bay C919 từ 32 khách hàng. COMAC lên kế hoạch tăng công suất sản xuất hàng năm lên 150 mẫu trong vòng 5 năm tới. Tờ Nhật báo Bắc Kinh tuyên bố hãnh diện: “Sau các nỗ lực trong nhiều thế hệ, chúng ta cuối cùng đã phá vỡ thế độc quyền hàng không của phương Tây”. Chiếc máy bay có tầm bay ngắn và vừa này, dự kiến sẽ sớm cạnh tranh trực diện với máy bay Airbus A320 và Boeing 737 về mặt doanh thu tại địa phương và trên thị trường toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu C919 chiếm 10%-15% thị trường máy bay thương mại nội địa vào năm 2025. Còn với khả năng vươn ra nước ngoài, cạnh tranh với Airbus A320 và Boeing 737? Dư luận cho rằng, C919 chưa thể tiếp cận thị trường quốc tế do chưa được Cơ quan an toàn Hàng không Liên minh châu Âu (EASA) và Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) chứng nhận. Trung Quốc đã rất hiểu năng lực cạnh tranh về hàng không của mình với các hãng chế tạo máy bay lớn, và cho rằng với C919, “thị trường nội địa là đủ lớn”. Greg Waldron, biên tập viên khu vực châu Á của ấn phẩm FlightGlobal cho biết, hiện Châu Á, trong đó có Trung Quốc, là những thị trường mục tiêu chính của cả Airbus và Boeing, vốn đang tìm cách tận dụng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu. Airbus tăng gấp đôi năng lực sản xuất tại Trung Quốc, ký thỏa thuận thứ hai về xây dựng dây chuyền lắp ráp cuối cùng cho A320 tại Thiên Tân, sản xuất 4 chiếc A320 mỗi tháng. Airbus hy vọng sẽ tăng lên 6 chiếc mỗi tháng trước cuối năm nay. Năm 2022, Airbus cung cấp hơn 100 chiếc máy bay cho các hãng bay ở Trung Quốc, còn Boeing giao hơn 90 chiếc. Airbus hiện chiếm khoảng gần 50% máy bay thương mại đang hoạt động ở Trung Quốc. Hãng China Southern Airlines đã xây dựng kế hoạch đặt hàng thêm 103 máy bay mới của Boeing và 111 chiếc của Airbus. Tờ Aviation Week cho biết, COMAC có đơn đặt hàng 697 chiếc C919, một vài tờ báo khác đưa tin, số lượng máy bay C919 được đặt hàng đã lên đến hơn 1200 chiếc rồi. Nếu lấy tổng số đặt hàng của Boeing và Airbus cộng lại mới chỉ có 214 chiếc, còn với COMAC đã có đơn hàng gấp hơn 5 lần. Về giá cả, một chiếc C919 được COMAC báo giá ở mức 90 - 100 triệu USD, rẻ hơn hẳn so với hai đối thủ của nó. Hiện nay một chiếc Airbus A320 có giá khoảng 110 triệu USD hay một chiếc Boeing 737 Max 8 có giá khoảng 121 triệu USD. Cứ tiếp tục đà này, khả năng COMAC sẽ mau chóng soán ngôi của Boeing, Airbus để trở thành nhà cung cấp máy bay thương mại lớn nhất Trung Quốc. Chỉ riêng cạnh tranh để giành lấy ngôi vị này ở trong nước COMAC đã quá nhiều việc để làm, vì thế mục tiêu cạnh tranh với các ông lớn về hàng không ở nước ngoài chưa phải là đích nhắm Tập đoàn này. ĐĂNG NGỌC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Khoẻ, lo đáp ứng đơn hàng trong nước đã mệt nghỉ. Nhìn thg Nhật thất bại thảm hại với Mitsubishi Spacejet mới thấy dân đông, nước rộng lớn là lợi thế ko thể san lấp :))
 
Thành viên mới đăng
Top