Một số hãng bán dẫn Mỹ "dứt áo" với Trung Quốc trong chuỗi cung ứng

Hoàng Khang
Hoàng Khang
Phản hồi: 0
Trong bối cảnh Washington “tăng cường áp lực”, hai ông lớn ngành bán dẫn Mỹ - Applied Materials và Lam Research - đã yêu cầu các nhà cung cấp của mình phải “né” Trung Quốc. Theo WSJ, các đối tác của hai hãng này được nhắc khéo là nên “tìm lựa chọn thay thế” nếu không muốn mất suất nhà cung cấp. Thậm chí, nhà cung cấp cũng phải... cẩn trọng với cổ đông hoặc nhà đầu tư từ Trung Quốc.

9c987d2d8fb79b94beb63c972cb2ed74-copy_jpg_75.jpg

Dù không tiết lộ chi tiết, nguồn tin cho rằng chính sách này đến từ hai cái tên đáng gờm của ngành bán dẫn - Applied Materials và Lam Research - những ông trùm chuyên về thiết bị sản xuất vi xử lý lớn nhất toàn cầu.

Lam Research khẳng định họ tuân thủ nghiêm túc các quy định xuất khẩu mới của Mỹ, trong khi Applied Materials cho biết công ty cũng không ngừng “săn” nguồn thay thế để đảm bảo chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, cả hai lại khá kín tiếng khi được hỏi về chi tiết cụ thể.

Những năm gần đây, Mỹ ngày càng siết chặt công nghệ chip, không để Trung Quốc dễ dàng tiếp cận các thiết bị sản xuất tiên tiến nhất - những cỗ máy tinh vi mà Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Tây Âu vẫn độc quyền kiểm soát. Ngành bán dẫn giờ đây không chỉ là cuộc chơi công nghệ mà còn là vấn đề an ninh quốc gia. Cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là Donald Trump và Kamala Harris đều đã cam kết sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc, đặc biệt trong ngành bán dẫn.

NB4WONCF3VLIXNQUJFBHMMHGI4_jpg_75.jpg

Năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ còn yêu cầu các nhà sản xuất phải có giấy phép trước khi chia sẻ bí quyết với đối tác Trung Quốc. Giấy phép này tạm thời thôi, đến cuối năm 2025 thì... hết hạn. Điều này khiến các chuyên gia ngành bán dẫn cảnh báo về một loạt khó khăn tiềm ẩn cho cả đôi bên.

Applied Materials và Lam Research hiện phải đối mặt với bài toán chi phí khi bị buộc “chia tay” đối tác Trung Quốc, bởi không dễ gì kiếm nguồn thay thế với giá tốt tương tự. Thêm vào đó, Trung Quốc là một trong những khách hàng lớn nhất của họ trên toàn cầu, vậy nên động thái này không khác gì tự tạo áp lực cho chính mình.

Ở chiều ngược lại, các nhà thầu Trung Quốc cũng “đau đầu”. Shenyang Fortune Precision Equipment, một đối tác của Applied Materials, đã phải mở nhà máy tại Singapore với hy vọng phục vụ khách hàng nước ngoài. Nhiều công ty Trung Quốc còn tìm cách thiết lập liên doanh ở quốc gia khác, như Malaysia hoặc Singapore, để “né” những lệnh cấm và tiếp tục hợp tác với các hãng Mỹ.

lam-research-1711004151259293632469_jpg_75.jpg

Lam Research, thành lập từ năm 1980 ở California, hiện là nhà thiết kế công cụ sản xuất chip hàng đầu với hơn 18.700 nhân viên. Applied Materials, ra đời từ năm 1967, cung cấp thiết bị và phần mềm sản xuất chip, màn hình di động và thiết bị năng lượng mặt trời. Cùng với KLA Corp và Lam Research, Applied Materials là một trong những trụ cột vững chắc của ngành bán dẫn Mỹ, nơi nắm giữ không ít công nghệ quan trọng trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc.

#CuộcchiếnbándẫnMỹTrrung
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top