Nhung Phan
Intern Writer
Một thỏa thuận thương mại 6/2025 tháng liệu có đủ để Mỹ thoát khỏi thế bị động, hay chỉ là liều thuốc giảm đau tạm thời?
Mỹ không hề bất ngờ. Trong suốt hơn 15 năm, các chuyên gia đã cảnh báo chuỗi cung ứng đất hiếm của Mỹ quá phụ thuộc, quá dễ tổn thương, và gần như nằm trong tay Bắc Kinh. Nhưng qua các đời tổng thống, Mỹ vẫn phản ứng một cách nửa vời. Giờ thì hậu quả đang hiện rõ: Ford phải ngừng sản xuất tại một nhà máy vì thiếu nam châm, quốc phòng cũng đối mặt nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu vì các yêu cầu cấp phép "như gián điệp" từ Trung Quốc.
Cuối tháng 6/2025, sau cuộc đàm phán tại London, Mỹ và Trung Quốc đạt được một khung thương mại tạm thời: Trung Quốc đồng ý mở lại cấp phép xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng. Chính quyền Mỹ tuyên bố đây là bước đột phá, nhưng không tiết lộ đã nhượng bộ những gì. Người ta chỉ thấy một điều: Trung Quốc vẫn nắm đằng chuôi.
Quy trình xin cấp phép xuất khẩu của Trung Quốc bị các doanh nghiệp châu Âu và Mỹ tố là “khai thác thông tin hợp pháp”, yêu cầu họ nộp dữ liệu sản xuất chi tiết, hình ảnh nhà máy, thông tin khách hàng, mục đích sử dụng. Ai không nộp đủ thông tin thì bị trì hoãn vô thời hạn. Nhất là trong ngành quốc phòng, điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về bảo mật và chiến lược.
Dù cả chính quyền Trump và Biden đều đã cố gắng, từ ban hành sắc lệnh, thành lập các nhóm công tác đến tài trợ cho nghiên cứu, tiến độ vẫn rất chậm. Các mỏ như Mountain Pass ở Mỹ dù khai thác được nhưng không có nơi để tinh luyện. Các đối tác tiềm năng như Congo hay Chile thì vẫn chỉ dừng ở bản ghi nhớ, chưa thành dự án thực tế.
Và trong khi Trung Quốc phản ứng giận dữ trước kế hoạch hành động về đất hiếm của G7, thì Brussels đã tuyên bố các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh đang rơi vào bế tắc. Nếu Trung Quốc phản ứng tiêu cực, họ có thể đẩy EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ ngả sâu hơn về phía Washington, điều mà Bắc Kinh không hề mong muốn.
Đây là lúc Mỹ phải xem đất hiếm không chỉ là hàng hóa, mà là công cụ quyền lực địa chính trị, đúng như cách Trung Quốc đang làm. Không thể chỉ khai thác rồi mong chờ thế giới tự cân bằng, Mỹ cần một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh: từ khai thác, tinh luyện, sản xuất nam châm cho đến tái chế. Tất cả đều phải được củng cố bằng đầu tư chiến lược, cải cách chính sách và phối hợp quốc tế.
Nếu không làm được điều đó một cách bền vững, có chiến lược và vượt qua được chia rẽ nội bộ, thì 6 tháng “ân hạn” này chỉ là liều thuốc giảm đau tạm thời. Trung Quốc biết điều đó. Câu hỏi là: Mỹ có dám chứng minh điều ngược lại? (CNBC)
Trung Quốc đang dùng đất hiếm như một loại “vũ khí” địa chính trị
Tháng 4/2025, Trung Quốc ra lệnh kiểm soát xuất khẩu 7 loại đất hiếm và nam châm vĩnh cửu từ những nguyên tố này, những vật liệu nền tảng cho cả xe điện, vũ khí hiện đại, tua-bin gió, drone, thậm chí là trung tâm dữ liệu. Đó không chỉ là hành động mang tính kỹ thuật, mà là lời nhắc nhở đáng sợ rằng Trung Quốc hoàn toàn có thể bóp nghẹt chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu muốn.Mỹ không hề bất ngờ. Trong suốt hơn 15 năm, các chuyên gia đã cảnh báo chuỗi cung ứng đất hiếm của Mỹ quá phụ thuộc, quá dễ tổn thương, và gần như nằm trong tay Bắc Kinh. Nhưng qua các đời tổng thống, Mỹ vẫn phản ứng một cách nửa vời. Giờ thì hậu quả đang hiện rõ: Ford phải ngừng sản xuất tại một nhà máy vì thiếu nam châm, quốc phòng cũng đối mặt nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu vì các yêu cầu cấp phép "như gián điệp" từ Trung Quốc.

Quy trình xin cấp phép xuất khẩu của Trung Quốc bị các doanh nghiệp châu Âu và Mỹ tố là “khai thác thông tin hợp pháp”, yêu cầu họ nộp dữ liệu sản xuất chi tiết, hình ảnh nhà máy, thông tin khách hàng, mục đích sử dụng. Ai không nộp đủ thông tin thì bị trì hoãn vô thời hạn. Nhất là trong ngành quốc phòng, điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về bảo mật và chiến lược.
Mỹ có đủ thời gian để xoay chuyển cục diện không?
Trung Quốc chiếm khoảng 70% sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu nhưng lại nắm tới 90% năng lực tinh luyện và 92% sản xuất nam châm NdFeB, loại dùng trong tàu ngầm, xe Tesla, vũ khí thông minh. Điều này không tự nhiên mà có, mà là kết quả của chiến lược dài hạn: trợ cấp sản xuất, mua lại các mỏ và nhà máy trên toàn cầu, đầu tư sớm vào châu Phi và Mỹ Latin. Trong khi đó, Mỹ thì loay hoay với giấy phép khai thác, quy định môi trường và sự thiếu đồng thuận nội bộ.Dù cả chính quyền Trump và Biden đều đã cố gắng, từ ban hành sắc lệnh, thành lập các nhóm công tác đến tài trợ cho nghiên cứu, tiến độ vẫn rất chậm. Các mỏ như Mountain Pass ở Mỹ dù khai thác được nhưng không có nơi để tinh luyện. Các đối tác tiềm năng như Congo hay Chile thì vẫn chỉ dừng ở bản ghi nhớ, chưa thành dự án thực tế.
Và trong khi Trung Quốc phản ứng giận dữ trước kế hoạch hành động về đất hiếm của G7, thì Brussels đã tuyên bố các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh đang rơi vào bế tắc. Nếu Trung Quốc phản ứng tiêu cực, họ có thể đẩy EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ ngả sâu hơn về phía Washington, điều mà Bắc Kinh không hề mong muốn.
Đây là lúc Mỹ phải xem đất hiếm không chỉ là hàng hóa, mà là công cụ quyền lực địa chính trị, đúng như cách Trung Quốc đang làm. Không thể chỉ khai thác rồi mong chờ thế giới tự cân bằng, Mỹ cần một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh: từ khai thác, tinh luyện, sản xuất nam châm cho đến tái chế. Tất cả đều phải được củng cố bằng đầu tư chiến lược, cải cách chính sách và phối hợp quốc tế.
Nếu không làm được điều đó một cách bền vững, có chiến lược và vượt qua được chia rẽ nội bộ, thì 6 tháng “ân hạn” này chỉ là liều thuốc giảm đau tạm thời. Trung Quốc biết điều đó. Câu hỏi là: Mỹ có dám chứng minh điều ngược lại? (CNBC)