Mỹ: Một trẻ ngộ độc vì ăn bánh sinh nhật được trang trí bằng bột chì, đồng

Hầu hết các loại bánh ngọt hiện nay đều có các loại hình trang trí bằng nhũ mịn có màu sắc để tạo sự bắt mắt. Nhiều loại bánh được trang trí bằng bánh nhũ an toàn để ăn, nhưng đối với nhiều loại khác thì chắc chắn là không.
Mỹ: Một trẻ ngộ độc vì ăn bánh sinh nhật được trang trí bằng bột chì, đồng
Bánh sinh nhật trang trí sặc sỡ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc
Các nhà nghiên cứu sức khỏe cảnh báo trong một báo cáo mới được công bố ngày 29/10 cho hay, một xu hướng làm bánh gần đây sử dụng "bụi ánh kim" để khiến cho bánh và đồ trang trí trông lung linh hơn đã khiến trẻ nhỏ nhiễm kim loại nặng, điều này đã xảy ra ở ít nhất hai bang tại Mỹ.
Một chiếc bánh sinh nhật có sử dụng bột trang trí ánh nhũ dành trẻ 1 tuổi đã khiến 6 đứa trẻ (từ 1 đến 11 tuổi) bị ốm nặng vì nôn mửa và tiêu chảy sau bữa tiệc sinh nhật tháng 10/2018 ở Rhode Island và phải đưa đi cấp cứu.
Các nhà điều tra từ Sở Y tế Rhode Island đã tìm ra nguyên nhân những triệu chứng trên qua lớp sương dày của chiếc bánh được phủ một lớp nhũ ánh vàng hồng. Chiếc bánh này được sản xuất trong một tiệm bánh thương mại, và các nhà điều tra y tế đã xác định được ba nguồn có thể tạo nên bụi ánh kim gây hại này. Một nhà nhập khẩu đã xác định loại bụi này là "bột đồng mịn", ban đầu được bán dưới dạng "bột màu kim loại dùng cho hàng tiêu dùng như tấm trải sàn, nó vừa dán nhãn "không độc hại" vừa cảnh báo "không ăn được"
Mỹ: Một trẻ ngộ độc vì ăn bánh sinh nhật được trang trí bằng bột chì, đồng
Một chiếc bánh sinh nhật với lớp phủ mờ bụi vàng hồng, một lọ bụi vàng dùng để trang trí bánh và thùng phuy công nghiệp có chứa bột đồng mịn
Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng lớp phủ mờ của bánh sinh nhật chứa 22,1 miligam đồng trên mỗi gam phủ vàng hồng, tương đương với gần 900 mg đồng trên mỗi lát bánh. Con số này cao gấp 1.000 lần so với lượng đồng được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn, chưa nói đến trẻ em. Theo National Institutes of Health và Food and Drug Administration, tiêu thụ hàng ngày được đề nghị của đồng là 0,9 mg cho người lớn, 0,2 mg cho trẻ sơ sinh đến 1 tuổi, và 0,3 mg cho trẻ em lứa tuổi từ 1 tới 3.
Các nhà điều tra y tế ở Rhode Island kết luận rằng trẻ bị ngộ độc kim loại đồng có thể gây tổn thương gan cùng các hiện tượng đau bụng, chuột rút, buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa.
Đáng báo động hơn là sở y tế đã điều tra 28 loại nhũ mịn ánh kim khác không thể ăn được từ tiệm bánh đã sản xuất ra loại bánh độc hại này. Các nhà điều tra phát hiện thấy các bụi khác chứa hàm lượng nhôm, bari, crom, đồng, sắt, chì, mangan, niken và kẽm cao. Và sau khi đến thăm các cửa hàng bánh mì thương mại khác, các nhà điều tra sức khỏe nhận ra rằng những loại bụi ánh kim độc hại này đang được dùng phổ biến. Bộ sau đó đã ban hành hướng dẫn sức khỏe cho các tiệm bánh để ngừng sử dụng loại nhũ bụi không ăn được trên các loại bánh.

Nhãn mác nguy hiểm​

Vấn đề chưa dừng lại ở đó. Vào tháng 5 năm 2019, các nhà điều tra của Bộ Y tế Missouri đã tìm thấy hàm lượng chì cao trong bụi cánh hoa anh thảo màu vàng tươi được thêm vào hoa trang trí trên bánh sinh nhật tự làm của một đứa trẻ 1 tuổi. Loại nhũ bụi này được bán bởi một công ty trang trí bánh ở Florida và được dán nhãn là một loại phẩm màu "không độc hại" cho bánh nướng, kẹo, sô cô la và nghệ thuật làm đường.
Tuy nhiên những kiểm tra trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng bụi có 25% chì. Thử nghiệm trên đứa trẻ phát hiện nồng độ chì trong máu là 12 μg / dL. Ngay sau đó Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đã hạ giá trị tham chiếu chì trong máu từ 5 µg / dL xuống 3,5 µg / dL , có nghĩa là bất kỳ mức nào trên 3,5 µg / dL đều là nguyên nhân dẫn những hệ quả xấu. Mức đó đại diện cho phân vị thứ 97,5 của giá trị chì trong máu ở trẻ em Hoa Kỳ từ 1 đến 5 tuổi trong những năm gần đây. Chì là một chất độc thần kinh mạnh, và không có mức độ chì nào được coi là an toàn.
Mỹ: Một trẻ ngộ độc vì ăn bánh sinh nhật được trang trí bằng bột chì, đồng
Chi tiết về hai vụ ngộ độc xuất hiện trong Báo cáo hàng tuần về bệnh tật và tử vong của CDC. Sau đó các quan chức y tế từ Rhode Island, Missouri, và CDC đã kêu gọi về việc dán nhãn mác một cách chuẩn xác hơn.
Các tác giả cảnh báo: “Việc ghi nhãn chỉ ra rằng một sản phẩm không độc hại không có nghĩa là sản phẩm đó an toàn để tiêu dùng. Cần phải dán nhãn rõ ràng chỉ ra rằng các sản phẩm không ăn được là không an toàn cho con người để ngăn ngừa bệnh tật và vấn đề ngộ độc ngoài ý muốn."
Trong khi đó, các tác giả và các nhà sản xuất FDA cảnh báo rằng người tiêu dùng hãy xem kỹ nhãn mác. Hầu hết các đồ trang trí có thể ăn được thường bao gồm từ "ăn được" ở đâu đó trên nhãn và được yêu cầu kèm theo danh sách thành phần. Còn nếu nếu nhãn chỉ ghi "không độc hại" hoặc "chỉ cho mục đích trang trí thì tuyệt đối không nên ăn.
Nguồn: Ars Technica
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top