Trường Sơn
Writer
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh NATO đang tăng cường nỗ lực bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới biển sau các cuộc tấn công nhằm vào đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) năm 2022.
Phát biểu trước báo giới, ông David Cattler - Trợ lý Tổng thư ký NATO về Tình báo và An ninh cho biết, những lo ngại đang ngày càng gia tăng về việc Nga có thể nhằm mục tiêu vào các tuyến cáp quang dưới biển và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác, như một biện pháp đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, sau xung đột Ukraine.
Đồng thời, ông cho biết thêm rằng NATO đang tăng cường tuần tra khắp Đại Tây Dương nhiều hơn trong những năm gần đây và cũng đã tăng cường các hoạt động ở biển Bắc và biển Baltic.
Các mối đe dọa đối với các tuyến cáp và đường ống dưới biển đã trở thành tâm điểm chú ý của công chúng kể từ tháng 9/2022, sau các vụ nổ chưa rõ nguyên nhân làm tê liệt hoạt động của đường ống Dòng chảy Phương Bắc 1 và 2, được xây dựng để vận chuyển khí đốt từ Nga đến Đức qua Biển Baltic.
Trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng tăng về an ninh của các tuyến cáp ngầm dưới biển, các nước phương Tây đang bắt đầu biến Biển Bắc thành “mảnh đất” phát triển cơ năng lượng xanh, lên kế hoạch cho một loạt các công viên điện gió mới sẽ được liên kết với đất liền bằng các tuyến cáp.
Theo NATO, các tuyến cáp biển khác vận chuyển khoảng 95% lưu lượng truy cập internet trên toàn thế giới với tốc độ khoảng 200 terabyte mỗi giây.
Phát biểu trước báo giới, ông David Cattler - Trợ lý Tổng thư ký NATO về Tình báo và An ninh cho biết, những lo ngại đang ngày càng gia tăng về việc Nga có thể nhằm mục tiêu vào các tuyến cáp quang dưới biển và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác, như một biện pháp đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, sau xung đột Ukraine.
Đồng thời, ông cho biết thêm rằng NATO đang tăng cường tuần tra khắp Đại Tây Dương nhiều hơn trong những năm gần đây và cũng đã tăng cường các hoạt động ở biển Bắc và biển Baltic.
Trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng tăng về an ninh của các tuyến cáp ngầm dưới biển, các nước phương Tây đang bắt đầu biến Biển Bắc thành “mảnh đất” phát triển cơ năng lượng xanh, lên kế hoạch cho một loạt các công viên điện gió mới sẽ được liên kết với đất liền bằng các tuyến cáp.
Theo NATO, các tuyến cáp biển khác vận chuyển khoảng 95% lưu lượng truy cập internet trên toàn thế giới với tốc độ khoảng 200 terabyte mỗi giây.