Hail the Judge
Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà sản xuất màn hình Trung Quốc, việc sáp nhập Samsung Display (SDC) và LG Display (LGD) đang được xem như một giải pháp chiến lược để hai "ông lớn" này duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp màn hình.
Samsung Display là công ty con của Samsung Electronics, vì vậy rất khó để biết chi tiết cụ thể về tình hình tài chính. Doanh thu SDC vào năm 2023 đạt khoảng 22,5 tỷ USD tương đương LG Display. Tuy nhiên, Samsung Display vẫn có lợi nhuận cao và thành công trong việc duy trì lợi nhuận trong nhiều năm, tận hưởng lợi thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp OLED sau khi quyết định sản xuất đại trà AMOLED vào năm 2009.
Mặc dù cả hai đều tạo ra doanh thu tương đương, nhưng có khả năng đây sẽ là một vụ mua lại bởi Samsung hơn là sáp nhập hai chiều. Samsung Display cũng được hưởng lợi từ sự hỗ trợ mạnh mẽ của Samsung Electronics, một trong những công ty lớn nhất thế giới trị giá hơn 300 tỷ USD.
Cho đến vài năm trước, mọi người sẽ bác bỏ ý tưởng 1 vụ sáp nhập giữa LG và Samsung vì hai công ty này là đối thủ cạnh tranh gay gắt, thậm chí dẫn đến một số trận chiến pháp lý. Tuy nhiên vào năm 2015, họ đã chấm dứt tranh chấp pháp lý và đến 2023, Samsung Electronics bắt đầu mua tấm nền WOLED từ LGD. Vào năm 2024, hai công ty tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác. Để đảm bảo sự tồn tại của ngành công nghiệp màn hình Hàn Quốc, bước tiếp theo hợp lý có thể là một vụ sáp nhập
Lợi ích của việc sáp nhập
Việc sáp nhập SDC và LGD có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả 2 công ty:- Cùng tập trung vào OLED: Cả SDC và LGD đều tập trung hoàn toàn nguồn lực vào công nghệ OLED và đã rút lui khỏi thị trường LCD.
- Có chung tầm nhìn về microLED: Cả 2 đều đồng ý rằng công nghệ hiển thị tiếp theo sẽ là microLED, đang đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực này.
- Bổ sung lẫn nhau: Samsung là công ty hàng đầu trong việc sản xuất AMOLED cỡ vừa và nhỏ, cả loại đế cứng (rigid) lẫn đế dẻo (flexible). Trong khi LGD rất thành công trong việc sản xuất AMOLED cỡ lớn.
- Đối phó với Trung Quốc: Thị phần Hàn Quốc trên thị trường màn hình toàn cầu đã giảm liên tục trong những năm gần đây, khi các nhà sản xuất màn hình tại Trung Quốc hoàn toàn chiếm lĩnh ngành công nghiệp LCD và đang phát triển rất nhanh ở OLED. Một công ty hợp nhất có thể dễ dàng cạnh tranh hơn, phân bổ nhiều tài nguyên hơn vào R&D màn hình tiên tiến.
Kết hợp thế mạnh của 2 công ty
Để hiểu rõ hơn việc sáp nhập giữa SDC và LGD, hãy xem xét tình hình tài chính của hai công ty này. Bắt đầu với LGD là một công ty đại chúng nên dễ soi số liệu hơn. Doanh thu của LGD vào năm 2023 là 15,8 tỷ USD, giảm so với 22 tỷ USD vào năm 2021. Công ty bị thua lỗ trong 2 năm liền (2 tỷ USD vào 2023 và 2,3 tỷ USD năm 2022). LG Display đã và đang chật vật để duy trì lợi nhuận.Samsung Display là công ty con của Samsung Electronics, vì vậy rất khó để biết chi tiết cụ thể về tình hình tài chính. Doanh thu SDC vào năm 2023 đạt khoảng 22,5 tỷ USD tương đương LG Display. Tuy nhiên, Samsung Display vẫn có lợi nhuận cao và thành công trong việc duy trì lợi nhuận trong nhiều năm, tận hưởng lợi thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp OLED sau khi quyết định sản xuất đại trà AMOLED vào năm 2009.
Mặc dù cả hai đều tạo ra doanh thu tương đương, nhưng có khả năng đây sẽ là một vụ mua lại bởi Samsung hơn là sáp nhập hai chiều. Samsung Display cũng được hưởng lợi từ sự hỗ trợ mạnh mẽ của Samsung Electronics, một trong những công ty lớn nhất thế giới trị giá hơn 300 tỷ USD.
Cho đến vài năm trước, mọi người sẽ bác bỏ ý tưởng 1 vụ sáp nhập giữa LG và Samsung vì hai công ty này là đối thủ cạnh tranh gay gắt, thậm chí dẫn đến một số trận chiến pháp lý. Tuy nhiên vào năm 2015, họ đã chấm dứt tranh chấp pháp lý và đến 2023, Samsung Electronics bắt đầu mua tấm nền WOLED từ LGD. Vào năm 2024, hai công ty tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác. Để đảm bảo sự tồn tại của ngành công nghiệp màn hình Hàn Quốc, bước tiếp theo hợp lý có thể là một vụ sáp nhập
Rủi ro tiềm ẩn từ việc sáp nhập
Tuy nhiên, việc sáp nhập này cũng mang đến một số rủi ro tiềm ẩn:- Rào cản pháp lý: Một vụ sáp nhập lớn như vậy có thể gặp phải những hạn chế về mặt pháp lý.
- Mất khách hàng: Apple là khách hàng lớn của cả hai công ty, có thể tăng cường mua hàng từ các nhà sản xuất OLED khác nếu LGD và SDC trở thành một.
- Khó khăn trong việc kết hợp văn hóa và công nghệ khác nhau.