Sasha
Writer
Khi Shoji Morimoto bị sa thải công việc văn phòng vào năm 2018, cấp trên của anh đã chỉ trích anh vì thiếu sáng kiến và "không làm bất cứ điều gì" có giá trị cho công ty. Trớ trêu thay, Morimoto, hiện 41 tuổi, đã tạo dựng được sự nghiệp béo bở từ việc không làm gì cả.
Công việc hàng ngày của Shoji Morimoto là cho những người lạ mặt thuê để làm bạn với họ trong hầu hết mọi việc.
Được biết đến là anh chàng "không làm gì cả" ở Nhật Bản, công việc hàng ngày của Morimoto là cho những người lạ muốn có người bầu bạn và chia sẻ về bất cứ điều gì. Những yêu cầu này có thể bao gồm đủ kiểu từ việc chờ một vận động viên chạy marathon ở vạch đích đến việc được gọi video trong khi khách hàng buồn chán trang trí và dọn dẹp phòng. Có lần, một khách hàng không thể tham dự buổi hòa nhạc với một người bạn đã thuê Morimoto đi thay.
Từ những điều vô lý đến tầm thường, Morimoto sẽ chỉ xuất hiện và "không làm gì cả" ngoài những gì anh ta được yêu cầu làm, trừ quan hệ tình dục.
“Tôi đã từng rơi vào những tình huống khó khăn khách quan, chẳng hạn như phải xếp hàng dưới cái nắng như thiêu như đốt, đứng hàng giờ trong cái lạnh cóng, tham dự các bữa tiệc chỉ với người lạ và đứng một mình trên sân khấu trước đám đông mà không làm gì cả”, người cha của một đứa trẻ bảy tuổi chia sẻ với hãng tin CNBC của Mỹ.
“Tuy nhiên, bất kể tôi đã trải qua bất hạnh nào, tôi cảm thấy rằng đó là điều đặc biệt chỉ xảy ra vì tôi làm công việc này, vì vậy tôi vẫn có thể trân trọng nó”, anh nói.
Không phải là nhà trị liệu
Nhiệm vụ dài nhất của Morimoto là chuyến đi 17 giờ ngồi trên tuyến đường sắt, từ đầu đến cuối, từ sáng sớm cho đến chuyến tàu cuối cùng. “Chúng tôi đã đi 13 vòng trên tuyến Yamanote”, anh nói.
Shoji Morimoto đang đặt chỗ cho khách hàng của mình trong công viên
Cũng có một số người yêu cầu Morimoto lắng nghe những ngày tồi tệ của khách hàng. Tuy nhiên, khi nói đến các cuộc trò chuyện, Morimoto chỉ đưa ra những câu trả lời tối thiểu và đơn giản nhất. Nói cách khác, anh gật đầu và lắng nghe một cách chăm chú, nhưng không cố gắng đóng vai nhà trị liệu.
Morimoto nói với CNBC rằng ông nhận được khoảng 1.000 yêu cầu mỗi năm và để khách hàng quyết định số tiền họ muốn trả. Ông từng tính mức phí cố định từ 10.000 yên đến 30.000 yên (65 đến 195 USD) cho một buổi làm việc kéo dài hai đến ba giờ và kiếm được khoảng 80.000 USD (khoảng 2 tỷ đồng) vào năm ngoái.
Morimoto đã giới thiệu mô hình trả tiền theo ý muốn vào cuối năm ngoái.
Morimoto cho biết "Tôi tính phí tự nguyện, vì vậy tôi không biết liệu mô hình này có bền vững hay không, nhưng tôi đang rất vui khi thử xem liệu mô hình này có bền vững hay không", ông nói thêm rằng mục tiêu của ông không phải là kiếm sống hay tự nuôi sống bản thân mà là "chỉ đơn giản là sống và tận hưởng cuộc sống".
Để đánh giá về dịch vụ, phóng viên của CNBC đã đồng hành cùng Morimoto trong hai giờ, đưa ông đến một quán cà phê lợn con ở Tokyo, nơi khách hàng có thể nhâm nhi đồ uống và giao lưu với các lứa lợn con.
Ban đầu, phóng viên CNBC cho biết cô ta định đi một mình, nhưng khi bước vào một quán cà phê đông đúc và thấy khách hàng đi thành từng cặp và nhóm nhỏ khiến cô cảm thấy nhẹ nhõm vì có Morimoto đi cùng.
Còn một lợi ích nữa: Morimoto có thể chụp ảnh cho tôi khi tôi chơi với những chú lợn, phóng viên CNBC chia sẻ.
Sau một vài trao đổi ban đầu bằng tiếng Nhật bập bẹ và sự trợ giúp dịch thuật từ Google, phóng viên VNBC cho biết cô không cần phải nói chuyện phiếm thêm nữa vì cô để Morimoto tự lo liệu và tập trung vào chú lợn của mình.
Sau chuyến đi trải nghiệm dịch vụ thực tế, phóng viên này cho biết cô đã nhận ra sức hấp dẫn của Morimoto: "Những khách hàng như tôi được tận hưởng một hoạt động trong bối cảnh xã hội mà không bị đánh giá vì đi một mình. Thậm chí còn tốt hơn, tôi không cảm thấy có nghĩa vụ phải duy trì cuộc trò chuyện với bất kỳ ai khi thực ra tôi chỉ ở đó vì những chú lợn."
CNBC đã đồng hành cùng Morimoto trong hai giờ, đến chơi ở quán cà phê lợn con ở Tokyo, nơi khách hàng có thể nhâm nhi đồ uống và giao lưu với các lứa lợn con.
Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức nào theo dõi ngành cho thuê người ở Nhật Bản, nhưng đất nước này là nơi có rất nhiều dịch vụ cho thuê bạn gái, bạn trai, bạn bè và thậm chí là gia đình tạm thời.
“Đây là sự kết hợp tốt với nhu cầu gần đây của người Nhật, những người không tìm kiếm tình yêu hay hôn nhân, và không muốn phiền phức trong những mối quan hệ như vậy, nhưng muốn có một người mà họ có thể thoải mái hẹn hò hoặc ăn tối cùng”, Ai Sakata, cố vấn tại Viện nghiên cứu Nomura nói với CNBC.
Không chỉ là sự cô đơn
Sự cô đơn có thể là lý do khiến một số người trả tiền cho những dịch vụ như vậy, nhưng đó không phải là lý do duy nhất, Morimoto và các chuyên gia mà CNBC đã trao đổi cho biết.
Shoji Morimoto tại một nhà ga xe lửa đang vẫy tay tạm biệt một hành khách khi họ yêu cầu tạm biệt.
Một số cá nhân có thể mong muốn có bạn đồng hành, nhưng những người khác có thể chỉ hơi “ngượng ngùng về mặt xã hội”, Hiroshi Ono, giáo sư về nguồn nhân lực tại Đại học Hitotsubashi cho biết.
Giáo sư này nói thêm rằng nhiều người Nhật không giỏi giao tiếp trực tiếp. “Có lẽ mọi người quá ngượng ngùng để nói, bạn có muốn làm bạn với tôi không? Và vì vậy, để tránh sự ngượng ngùng đó, họ chỉ sẵn sàng trả tiền cho điều đó”.
Công việc hàng ngày của Shoji Morimoto là cho những người lạ mặt thuê để làm bạn với họ trong hầu hết mọi việc.
Được biết đến là anh chàng "không làm gì cả" ở Nhật Bản, công việc hàng ngày của Morimoto là cho những người lạ muốn có người bầu bạn và chia sẻ về bất cứ điều gì. Những yêu cầu này có thể bao gồm đủ kiểu từ việc chờ một vận động viên chạy marathon ở vạch đích đến việc được gọi video trong khi khách hàng buồn chán trang trí và dọn dẹp phòng. Có lần, một khách hàng không thể tham dự buổi hòa nhạc với một người bạn đã thuê Morimoto đi thay.
Từ những điều vô lý đến tầm thường, Morimoto sẽ chỉ xuất hiện và "không làm gì cả" ngoài những gì anh ta được yêu cầu làm, trừ quan hệ tình dục.
“Tôi đã từng rơi vào những tình huống khó khăn khách quan, chẳng hạn như phải xếp hàng dưới cái nắng như thiêu như đốt, đứng hàng giờ trong cái lạnh cóng, tham dự các bữa tiệc chỉ với người lạ và đứng một mình trên sân khấu trước đám đông mà không làm gì cả”, người cha của một đứa trẻ bảy tuổi chia sẻ với hãng tin CNBC của Mỹ.
“Tuy nhiên, bất kể tôi đã trải qua bất hạnh nào, tôi cảm thấy rằng đó là điều đặc biệt chỉ xảy ra vì tôi làm công việc này, vì vậy tôi vẫn có thể trân trọng nó”, anh nói.
Không phải là nhà trị liệu
Nhiệm vụ dài nhất của Morimoto là chuyến đi 17 giờ ngồi trên tuyến đường sắt, từ đầu đến cuối, từ sáng sớm cho đến chuyến tàu cuối cùng. “Chúng tôi đã đi 13 vòng trên tuyến Yamanote”, anh nói.
Shoji Morimoto đang đặt chỗ cho khách hàng của mình trong công viên
Cũng có một số người yêu cầu Morimoto lắng nghe những ngày tồi tệ của khách hàng. Tuy nhiên, khi nói đến các cuộc trò chuyện, Morimoto chỉ đưa ra những câu trả lời tối thiểu và đơn giản nhất. Nói cách khác, anh gật đầu và lắng nghe một cách chăm chú, nhưng không cố gắng đóng vai nhà trị liệu.
Morimoto nói với CNBC rằng ông nhận được khoảng 1.000 yêu cầu mỗi năm và để khách hàng quyết định số tiền họ muốn trả. Ông từng tính mức phí cố định từ 10.000 yên đến 30.000 yên (65 đến 195 USD) cho một buổi làm việc kéo dài hai đến ba giờ và kiếm được khoảng 80.000 USD (khoảng 2 tỷ đồng) vào năm ngoái.
Morimoto đã giới thiệu mô hình trả tiền theo ý muốn vào cuối năm ngoái.
Morimoto cho biết "Tôi tính phí tự nguyện, vì vậy tôi không biết liệu mô hình này có bền vững hay không, nhưng tôi đang rất vui khi thử xem liệu mô hình này có bền vững hay không", ông nói thêm rằng mục tiêu của ông không phải là kiếm sống hay tự nuôi sống bản thân mà là "chỉ đơn giản là sống và tận hưởng cuộc sống".
Để đánh giá về dịch vụ, phóng viên của CNBC đã đồng hành cùng Morimoto trong hai giờ, đưa ông đến một quán cà phê lợn con ở Tokyo, nơi khách hàng có thể nhâm nhi đồ uống và giao lưu với các lứa lợn con.
Ban đầu, phóng viên CNBC cho biết cô ta định đi một mình, nhưng khi bước vào một quán cà phê đông đúc và thấy khách hàng đi thành từng cặp và nhóm nhỏ khiến cô cảm thấy nhẹ nhõm vì có Morimoto đi cùng.
Còn một lợi ích nữa: Morimoto có thể chụp ảnh cho tôi khi tôi chơi với những chú lợn, phóng viên CNBC chia sẻ.
Sau một vài trao đổi ban đầu bằng tiếng Nhật bập bẹ và sự trợ giúp dịch thuật từ Google, phóng viên VNBC cho biết cô không cần phải nói chuyện phiếm thêm nữa vì cô để Morimoto tự lo liệu và tập trung vào chú lợn của mình.
Sau chuyến đi trải nghiệm dịch vụ thực tế, phóng viên này cho biết cô đã nhận ra sức hấp dẫn của Morimoto: "Những khách hàng như tôi được tận hưởng một hoạt động trong bối cảnh xã hội mà không bị đánh giá vì đi một mình. Thậm chí còn tốt hơn, tôi không cảm thấy có nghĩa vụ phải duy trì cuộc trò chuyện với bất kỳ ai khi thực ra tôi chỉ ở đó vì những chú lợn."
CNBC đã đồng hành cùng Morimoto trong hai giờ, đến chơi ở quán cà phê lợn con ở Tokyo, nơi khách hàng có thể nhâm nhi đồ uống và giao lưu với các lứa lợn con.
Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức nào theo dõi ngành cho thuê người ở Nhật Bản, nhưng đất nước này là nơi có rất nhiều dịch vụ cho thuê bạn gái, bạn trai, bạn bè và thậm chí là gia đình tạm thời.
“Đây là sự kết hợp tốt với nhu cầu gần đây của người Nhật, những người không tìm kiếm tình yêu hay hôn nhân, và không muốn phiền phức trong những mối quan hệ như vậy, nhưng muốn có một người mà họ có thể thoải mái hẹn hò hoặc ăn tối cùng”, Ai Sakata, cố vấn tại Viện nghiên cứu Nomura nói với CNBC.
Không chỉ là sự cô đơn
Sự cô đơn có thể là lý do khiến một số người trả tiền cho những dịch vụ như vậy, nhưng đó không phải là lý do duy nhất, Morimoto và các chuyên gia mà CNBC đã trao đổi cho biết.
Shoji Morimoto tại một nhà ga xe lửa đang vẫy tay tạm biệt một hành khách khi họ yêu cầu tạm biệt.
Một số cá nhân có thể mong muốn có bạn đồng hành, nhưng những người khác có thể chỉ hơi “ngượng ngùng về mặt xã hội”, Hiroshi Ono, giáo sư về nguồn nhân lực tại Đại học Hitotsubashi cho biết.
Giáo sư này nói thêm rằng nhiều người Nhật không giỏi giao tiếp trực tiếp. “Có lẽ mọi người quá ngượng ngùng để nói, bạn có muốn làm bạn với tôi không? Và vì vậy, để tránh sự ngượng ngùng đó, họ chỉ sẵn sàng trả tiền cho điều đó”.