myle.vnreview
Writer
Các hãng Trung Quốc thấy cơ hội khi Mỹ áp thuế lên điện thoại sản xuất tại đất nước tỷ dân, khiến iPhone tăng giá. Tuy nhiên, quyết định đã được Nhà Trắng thay đổi.
Dòng Pura 70 của Huawei không được bán ở Mỹ. Ảnh: Reuters
Tối 12/4 (giờ Việt Nam), Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) cập nhật hướng dẫn, cho biết các loại hàng điện tử, gồm máy tính và smartphone, sẽ không bị áp thuế đối ứng. Trước đó, sản phẩm từ Trung Quốc phải chịu mức chung đến 145%.
Đây là tín hiệu vui cho Apple, Samsung, nhưng lại khiến những ông lớn di động của đất nước tỷ dân “hụt hẫng”.
Theo nhiều nguồn tin, Táo khuyết phải gấp rút chuyển “hàng trăm tấn” iPhone về Mỹ trong 10 ngày qua để kịp tránh thuế đối ứng. CNBC dự báo giá điện thoại của hãng có thể tăng gấp 3 nếu phải chuyển dây chuyền sản xuất về quê nhà.
iPhone trưng bày trong một Apple Store ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters.Dữ liệu Canalys cung cấp cho thấy Táo khuyết hiện chiếm khoảng 60% thị phần điện thoại ở Mỹ. 20% thuộc về Samsung và 10% là thương hiệu Motorola của Lenovo. Các hãng khác như TCL, Google, HMD chia nhau một phần rất nhỏ còn lại.
Trong trường hợp mức thuế 145% được áp xuống, Apple phải tìm cách xử lý chi phí này. Họ có thể tự bù vào mà không chịu lỗ. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phương án được các chuyên gia đưa ra là tăng giá để chia sẻ thâm hụt.
Trong trường hợp này, nhóm chịu thuế chính là người dùng tại Mỹ, nước có thuế tăng thêm. Tuy nhiên, hãng có lẽ không để riêng khách hàng ở nước này chịu thiệt hại. Trong báo cáo tài chính quý gần nhất, Mỹ đóng góp khoảng 40% doanh thu cho Apple. Tiếp sau là châu Âu, Trung Quốc, các nước châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản.
Theo trang tin Trung Quốc Lei Technology, cách xử lý tốt nhất là tăng nhẹ giá sản phẩm một mức tương đương trên toàn cầu. Điều này đồng nghĩa, khách hàng khắp thế giới phải chia sẻ thuế tăng thêm với người Mỹ. Đổi lại, người dùng nhận được nâng cấp về RAM hay bộ nhớ để hợp thức hóa chênh lệch.
Tuy nhiên, việc này sẽ làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của iPhone trên thị trường điện thoại cao cấp. Những biến động này khiến cổ phiếu Apple giảm mạnh những ngày qua, trước khi quay đầu tăng trở lại nhờ thông báo của CBP.
Tương tự, thuế quan Trung Quốc dựng lên trước hàng hóa Mỹ cũng không ảnh hưởng đến những hãng nói trên. Xiaomi, Oppo, Huawei xây dựng dựa trên chuỗi cung ứng nội địa. Các linh kiện mà đối tác Trung Quốc không sản xuất cũng được nhập từ các khu vực lân cận.
Ông Lưu Ba, Chủ tịch Oppo thị trường Trung Quốc. Ảnh: Oppo.Ví dụ, chip Snapdragon phổ biến trên điện thoại Trung Quốc là của Qualcomm, một hãng Mỹ, nhưng được sản xuất bởi nhà máy của TSMC đặt tại Đài Loan. SK Hynix của Hàn Quốc cung ứng các loại bộ nhớ trong, RAM. Chỉ một số ít chip, mạch PCB phụ thuộc vào đối tác Mỹ, nhưng có nhiều phương án thay thế.
Nhìn chung, các thương hiệu điện thoại của Trung Quốc không chịu áp lực thuế ở cả hai đầu. Nhờ vậy, giá smartphone Trung Quốc, đặc biệt là flagship, ít bị ảnh hưởng bởi thương chiến. Khi Apple gặp khó khăn, đó là cơ hội để họ giành thị phần nội địa và các quốc gia ngoài Mỹ.
Lưu Ba, Chủ tịch Oppo Trung Quốc, cho rằng thị trường flagship đang mở rộng và công ty muốn đánh chiếm phân khúc này. “Ngành này ưu ái doanh nghiệp có chuẩn bị. Bất kể cơ hội đến từ vấn đề của người khác hay từ sự biến động thị trường, mấu chốt là bạn đã sẵn sàng chưa? Nếu không làm tốt việc của mình, dù cơ hội đến cũng không thể nắm bắt”, ông Lưu Ba trả lời về cơ hội khi Apple đang vướng trở ngại thuế quan.
Việc Mỹ miễn thuế đối ứng cho mặt hàng điện tử khiến ưu thế nêu trên không còn. Các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ phải tiếp tục cạnh tranh “sóng phẳng” với Apple, Samsung.
>> Mỹ bất ngờ miễn thuế cho smartphone, máy tính và các thiết bị điện tử khác

Dòng Pura 70 của Huawei không được bán ở Mỹ. Ảnh: Reuters
Tối 12/4 (giờ Việt Nam), Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) cập nhật hướng dẫn, cho biết các loại hàng điện tử, gồm máy tính và smartphone, sẽ không bị áp thuế đối ứng. Trước đó, sản phẩm từ Trung Quốc phải chịu mức chung đến 145%.
Đây là tín hiệu vui cho Apple, Samsung, nhưng lại khiến những ông lớn di động của đất nước tỷ dân “hụt hẫng”.
Ảnh hưởng nhất tới Apple
Dữ liệu từ Apollo Global Management cho thấy máy tính và sản phẩm điện tử là danh mục hàng hoá nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc đến Mỹ, chiếm 30%. Điều này đồng nghĩa nhóm nói trên chịu ảnh hưởng lớn nhất khi hàng rào thuế quan được dựng lên, đặc biệt là iPhone của Apple.Theo nhiều nguồn tin, Táo khuyết phải gấp rút chuyển “hàng trăm tấn” iPhone về Mỹ trong 10 ngày qua để kịp tránh thuế đối ứng. CNBC dự báo giá điện thoại của hãng có thể tăng gấp 3 nếu phải chuyển dây chuyền sản xuất về quê nhà.

iPhone trưng bày trong một Apple Store ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Trong trường hợp mức thuế 145% được áp xuống, Apple phải tìm cách xử lý chi phí này. Họ có thể tự bù vào mà không chịu lỗ. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phương án được các chuyên gia đưa ra là tăng giá để chia sẻ thâm hụt.
Trong trường hợp này, nhóm chịu thuế chính là người dùng tại Mỹ, nước có thuế tăng thêm. Tuy nhiên, hãng có lẽ không để riêng khách hàng ở nước này chịu thiệt hại. Trong báo cáo tài chính quý gần nhất, Mỹ đóng góp khoảng 40% doanh thu cho Apple. Tiếp sau là châu Âu, Trung Quốc, các nước châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản.
Theo trang tin Trung Quốc Lei Technology, cách xử lý tốt nhất là tăng nhẹ giá sản phẩm một mức tương đương trên toàn cầu. Điều này đồng nghĩa, khách hàng khắp thế giới phải chia sẻ thuế tăng thêm với người Mỹ. Đổi lại, người dùng nhận được nâng cấp về RAM hay bộ nhớ để hợp thức hóa chênh lệch.
Tuy nhiên, việc này sẽ làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của iPhone trên thị trường điện thoại cao cấp. Những biến động này khiến cổ phiếu Apple giảm mạnh những ngày qua, trước khi quay đầu tăng trở lại nhờ thông báo của CBP.
Cơ hội trôi qua
Trong trường hợp mức thuế 145% thực sự có hiệu lực, các hãng di động Trung Quốc là bên “ngư ông đắc lợi”. Theo báo cáo của Canalys, nhóm thương hiệu gồm Xiaomi, Oppo, Vivo, Huawei gần như không bán điện thoại ở Mỹ. Do vậy, mức thuế mà Tổng thống Donald Trump áp đặt không tác động gì đến họ.Tương tự, thuế quan Trung Quốc dựng lên trước hàng hóa Mỹ cũng không ảnh hưởng đến những hãng nói trên. Xiaomi, Oppo, Huawei xây dựng dựa trên chuỗi cung ứng nội địa. Các linh kiện mà đối tác Trung Quốc không sản xuất cũng được nhập từ các khu vực lân cận.

Ông Lưu Ba, Chủ tịch Oppo thị trường Trung Quốc. Ảnh: Oppo.
Nhìn chung, các thương hiệu điện thoại của Trung Quốc không chịu áp lực thuế ở cả hai đầu. Nhờ vậy, giá smartphone Trung Quốc, đặc biệt là flagship, ít bị ảnh hưởng bởi thương chiến. Khi Apple gặp khó khăn, đó là cơ hội để họ giành thị phần nội địa và các quốc gia ngoài Mỹ.
Lưu Ba, Chủ tịch Oppo Trung Quốc, cho rằng thị trường flagship đang mở rộng và công ty muốn đánh chiếm phân khúc này. “Ngành này ưu ái doanh nghiệp có chuẩn bị. Bất kể cơ hội đến từ vấn đề của người khác hay từ sự biến động thị trường, mấu chốt là bạn đã sẵn sàng chưa? Nếu không làm tốt việc của mình, dù cơ hội đến cũng không thể nắm bắt”, ông Lưu Ba trả lời về cơ hội khi Apple đang vướng trở ngại thuế quan.
Việc Mỹ miễn thuế đối ứng cho mặt hàng điện tử khiến ưu thế nêu trên không còn. Các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ phải tiếp tục cạnh tranh “sóng phẳng” với Apple, Samsung.
>> Mỹ bất ngờ miễn thuế cho smartphone, máy tính và các thiết bị điện tử khác
>> Mỹ vừa công bố áp thuế không chừa một quốc gia nào, Việt Nam thuộc nhóm bị áp thuế cao nhất
>> Các trọng điểm sản xuất của Apple đều bị ảnh hưởng nặng bởi chính sách thuế mới của Mỹ
>> Thuế đối ứng của Mỹ làm rung chuyển chiến lược “Trung Quốc cộng một”
>> Trung Quốc thề sẽ “chiến đấu đến cùng” nếu Mỹ kiên quyết áp thuế mớiNguồn: Hùng Phi/Znews