Người Việt chi bao nhiêu tiền mỗi ngày để gọi đồ ăn online?

Năm 2023 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường giao đồ ăn Việt Nam với tổng giá trị đơn hàng (GMV) lên tới 1,4 tỷ USD, tương đương 35.000 tỷ đồng, hay 90 tỷ đồng mỗi ngày. Theo báo cáo về ứng dụng giao đồ ăn tại Đông Nam Á của Momentum Works, đây là một con số ấn tượng, cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường này.
Mức tăng trưởng 30% so với năm 2022 cho thấy sự bùng nổ của dịch vụ giao đồ ăn tại Việt Nam, vượt trội so với các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, quy mô GMV của Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các quốc gia như Malaysia, Philippines, Singapore hay Thái Lan.
Người Việt chi bao nhiêu tiền mỗi ngày để gọi đồ ăn online?
Grab và Shopee Food đang thống lĩnh thị trường giao đồ ăn Việt Nam với thị phần lần lượt là 47% và 45%. 8% thị phần còn lại thuộc về BaeMin (đã ngừng hoạt động tại Việt Nam từ cuối năm 2023) và GoJek.
Sự thành công của Grab không chỉ giới hạn ở Việt Nam mà còn lan rộng sang nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore và Indonesia. Trong khi đó, Shopee Food, sau khi mua lại Now, đã thống lĩnh thị trường Việt Nam nhưng vẫn chưa thể cạnh tranh được với Foodpanda tại các quốc gia khác.
Người Việt chi bao nhiêu tiền mỗi ngày để gọi đồ ăn online?
Nhìn chung, thị trường giao đồ ăn Đông Nam Á đang được dẫn đầu bởi Grab với tổng GMV 9,4 tỷ USD, bỏ xa các đối thủ khác như Foodpanda (2,7 tỷ USD), Gojek (1,8 tỷ USD), Shopee Food (1,5 tỷ USD) và Lineman (1,3 tỷ USD).
Sự bùng nổ của thị trường giao đồ ăn mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, nhà hàng và các nền tảng giao đồ ăn. Tuy nhiên, thị trường này cũng đang đối mặt với một số thách thức như cạnh tranh gay gắt, chi phí cao và vấn đề an toàn thực phẩm.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top