Những cảnh báo về biến đổi khí hậu toàn cầu đã có từ hàng ngàn năm trước

Biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề con người đang phải đối mặt. Nó cho thấy những hậu quả ngày càng rõ rệt như trái đất nóng lên, băng tan ở hai cực, thiên tai ngày càng khắc nghiệt. Những cảnh báo về biến đổi khí hậu đã có một thời gian xuất hiện dày đặc, liên tục từ các nhà khoa học. Đã có hàng nghìn người ký nhận vào một tờ báo tuyên bố rằng việc bỏ qua biến đổi khí hậu sẽ mang lại "đau khổ không thể kể xiết" cho nhân loại, đồng thời hơn 99% các bài báo khoa học đều đồng tình cho rằng cho con người chính là nguyên nhân gây ra điều đó.
Phải khẳng định rằng con người chưa thể kiểm soát hết được những hậu quả của biến đổi khí hậu. Câu hỏi ở đây là nhân loại lần đầu tiên nhận thức được biến đổi khí hậu và những nguy hại kéo theo là từ khi nào?
Vào cuối những năm 1950, những nhà khoa học đầu tiên đã thể hiện sự lo lắng về biến đổi khí hậu, Spencer Weart - giám đốc đã nghỉ hưu của Trung tâm Lịch sử Vật lý tại Viện Mỹ Vật lý ở College Park, Maryland đã từng viết trong một email "Đó sẽ là một khả năng rất xa ở thế kỷ 21, nhưng là một mối nguy hiểm cần được chuẩn bị trước".
Đến những năm 1980, cộng đồng khoa học bắt đầu có những sự hợp tác để hành động trước những biến đổi khí hậu và tiếp tục nhận được càng nhiều cảnh báo về vấn đề này. Tuy nhiên đó chỉ là "phần nổi của tảng băng đang tan dần" vì sự quan tâm của con người về việc những hoạt động mà chúng ta có thể làm ảnh hưởng đến khí hậu trái đất đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước.

Chuyện từ hàng ngàn năm trước

Những cảnh báo về biến đổi khí hậu toàn cầu đã có từ hàng ngàn năm trước
Từ thời Hy Lạp cổ đại (khoảng 1200 trước Công nguyên đến năm 323 sau Công nguyên) đã có những cuộc tranh luận xung quanh việc tháo các đập nước hay chặt phá rừng liệu có thể ảnh hưởng đến lượng mưa trong khu vực. Đó là một trong số những cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu được ghi nhận đầu tiên, nhưng chúng chỉ tập trung vào quy mô địa phương cục bộ.
Phải đến vài thiên niên kỷ sau, khoảng vào năm 1896, nhà khoa học Thụy Điển Svante Arrhenius (1859-1927) được xem là người đầu tiên có những nghiên cứu về ảnh hưởng của thay đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu. Những công bố của ông được đăng trên Tạp chí Triết học và Tạp chí Khoa học London, Edinburgh, Dublin và đề cập đến tác động của việc xả thải carbon dioxide vào bầu khí quyển có thể làm ấm hành tinh.
Công trình của Svante Arrhenius được xây dựng dựa trên các dữ liệu nghiên cứu của các nhà khoa học thế kỷ 19 gồm Joseph Fourier (1768-1830) với giả thuyết về bầu khí quyển trái đất hay John Tyndall (1820-1893) và Eunice Newton Foote (1819- 1888) với chứng minh về khả năng giữ nhiệt của carbon dioxide. Những dự đoán về biến đổi khí hậu của Svante Arrhenius có nói đến các hoạt động của con người làm giải phóng carbon dioxide, metan và các khí nhà kính khác được lưu giữ trong bầu khí quyển làm tăng nhiệt độ của trái đất, từ đó xuất hiện thuật ngữ "hiệu ứng nhà kính" mà chúng ta đã khá quen thuộc.
Tuy nhiên, công trình của Arrhenius lại không được công nhận rộng rãi ở thời điểm đó và nhân loại chưa xem đó là một cảnh báo thực sự nghiêm túc, mọi người chỉ đơn thuần coi đó là việc công nhận sự tác động của con người đến khí hậu toàn cầu, thậm chí người ta còn cho rằng việc ấm lên toàn cầu là có lợi.
Năm 1912, một bài báo đăng trên tạp chí Popular Mechanics có nội dung nhấn mạnh về nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến khí hậu. Sau đó các bài đăng trên một số báo ở New Zealand và Australia tiếp tục thừa nhận việc đốt than và xả thải dioxide có thể làm tăng nhiệt độ Trái đất, lưu ý rằng "ảnh hưởng có thể đáng kể trong một vài thế kỷ."

Phải đến những năm 1950, vấn đề mới được nhìn nhận nghiêm túc

Những cảnh báo về biến đổi khí hậu toàn cầu đã có từ hàng ngàn năm trước
Khoảng 60 năm sau những nghiên cứu của Svante Arrhenius, những quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu bắt đầu có những thay đổi nhờ vào những nghiên cứu quan trọng của các nhà khoa học mới. Nghiên cứu đầu tiên là của nhà khoa học Roger Revelle (1909-1991), công bố vào năm 1957 trên tạp chí Tellus với phát hiện tất cả lượng carbon dioxide thải ra trong khí thải nhiên liệu công nghiệp của con người, sẽ không được đại dương hấp thụ hết mà được giữ lại trong bầu khí quyền.
Nghiên cứu thứ 2 được công bố bởi Charles Keeling (1928-2005) vào 3 năm sau đó có nội dung đề cập đến sự gia tăng hàng năm của mức carbon dioxide trong bầu khí quyển của Trái đất.
Với những nền tảng quan trọng trên, sau đó đã có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nhấn mạnh đến mối liên hệ tiềm tàng giữa biến đổi khí hậu với hệ sinh thái. Vào năm 1988, các nhà khoa học đã khẳng định con người cần có những hành động thực sự. Tại Hội nghị Toronto về Thay đổi Khí quyển các nhà khoa học cũng như chính trị gia trên khắp thế giới đã có những bàn bạc để giải quyết vấn đề này, với lời kêu gọi giảm lượng khí thải và các tác động mạnh như mưa axit.
Spencer Weart nói rằng "Vào những năm 1990, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng những hành động là cần thiết, tuy nhiên những phản đối từ các công ty nhiên liệu hóa thạch hay các tư tưởng đối lập đã ngăn chặn nó cũng như che lấp sự thật. Ngoài ra, con người vào thời đại đó thực sự đang mưu cầu lợi ích cho chính mình và không muốn làm bất cứ điều gì mà không có lợi tức thì cho bản thân"
Nguồn
livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top