Phải làm gì khi bị táo bón do thuốc?

Táo bón do thuốc được xem là tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ của thuốc không thể xác định trước và không phải người bệnh nào cũng gặp tình trạng này. Thuốc gây táo bón thường do các tác động lên đường tiêu hóa làm giảm nhu động ruột, mất cân bằng điện giải trong cơ thể.
Phải làm gì khi bị táo bón do thuốc?
Uống thuốc nhiều cũng có thể gây táo bón
Vì vậy, nếu người bệnh gặp tình trạng táo bón khi dùng thuốc thì nên thông báo với bác sĩ điều trị để có phương pháp điều chỉnh phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hay lạm dụng các thuốc nhuận tràng, vì sử dụng các thuốc này khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị có thể làm tăng nguy cơ tương tác với thuốc đang sử dụng. Mặt khác, việc lạm dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của hệ cơ đại tràng, khiến cho hệ cơ này không thể hoạt động được khi không dùng thuốc, từ đó tình trạng táo bón của người bệnh cũng tăng lên.
Phải làm gì khi bị táo bón do thuốc?
Bệnh nhân bị táo bón do thuốc nên xin lời khuyên của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị táo bón trước khi dùng thuốc hoặc khi đang dùng thuốc nên có biện pháp thay đổi lối sống và sinh hoạt theo hướng tích cực như sau:
- Chế độ dinh dưỡng nên chứa nhiều chất xơ, bao gồm các loại rau, củ, quả tươi như bắp cải, súp lơ, chuối, táo, khoai lang... Chất xơ từ thức ăn giúp hệ đường ruột hoạt động tốt hơn, hạn chế sự hấp thu nước từ phân, giúp phân không bị khô cứng.
Phải làm gì khi bị táo bón do thuốc?
Ăn nhiều rau củ, chất xơ là cách tốt nhất để phòng ngừa và chữa trị táo bón
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể bằng cách uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng từ 1,5 – 2 lít) và nên uống một ly nước ấm vào mỗi buổi sáng để giúp điều hòa chức năng của hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón.
- Luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày.
- Hạn chế uống các loại đồ uống kích thích lợi tiểu như trà, cà phê, rượu... và ăn ít các loại thức ăn đậm vị như hẹ, tỏi, ớt... để hạn chế đi tiểu nhiều lần và hấp thu nước từ phân.
- Dùng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, bổ sung mật ong, sữa, vừng, hạch đào... vào chế độ ăn hàng ngày giúp tăng tác dụng nhuận tràng.
Tóm lại, nhiều loại thuốc khi sử dụng trong thời gian dài sẽ gây tác dụng phụ táo bón. Thuốc gây táo bón thường do các tác động lên đường tiêu hóa làm giảm nhu động ruột, mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Vì vậy, nếu người bệnh gặp tình trạng táo bón khi dùng thuốc thì nên thông báo với bác sĩ điều trị để có phương pháp điều chỉnh phù hợp.

>>> 5 món ăn dinh dưỡng từ đậu phụ, vừa ngon miệng vừa giúp giảm cân

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top