Checker
Writer
Ngày 6/7, hãng tin AP dẫn lời một số quan chức tình báo Pháp cho biết họ đang điều tra việc các tùy viên quốc phòng tại các đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài bị cáo buộc đứng sau chiến dịch phá hoại uy tín và doanh số xuất khẩu chiến đấu cơ Rafale. Theo báo cáo mà phía Pháp thu thập được, những quan chức Trung Quốc đã vận động các quốc gia đang sử dụng hoặc có ý định mua Rafale, như Indonesia, dừng hoặc cân nhắc lại quyết định mua sắm, đồng thời khuyến khích chuyển hướng sang máy bay do Trung Quốc sản xuất.
Các quan chức Pháp tin rằng sau vụ không chiến giữa Ấn Độ và Pakistan hồi tháng 5, trong đó một số chiếc Rafale của Ấn Độ bị bắn hạ, Bắc Kinh đã tận dụng cơ hội để khuếch đại nghi ngờ về khả năng thực chiến của mẫu máy bay do hãng Dassault sản xuất. Cũng trong khoảng thời gian này, Pakistan – quốc gia vốn là đối tác quân sự lâu năm của Trung Quốc - được cho là đã sử dụng tiêm kích J-10C để bắn hạ Rafale, từ đó làm dấy lên làn sóng chú ý đến khí tài quân sự của Trung Quốc trong giới chuyên gia và khách hàng tiềm năng.
Phía Pháp cho rằng những thông tin lan truyền trên mạng xã hội, bao gồm hình ảnh xác máy bay Rafale bị chỉnh sửa, các đoạn video do AI dựng lại mô phỏng không chiến, và nhiều tài khoản mạng xã hội mới xuất hiện cùng lúc sau trận chiến là một phần trong “chiến dịch thông tin sai lệch có chủ đích”. Họ cũng nhấn mạnh đây không đơn thuần là một cuộc công kích vào một dòng máy bay, mà còn là nỗ lực nhằm làm suy yếu uy tín quốc gia, năng lực công nghiệp quốc phòng và nền tảng công nghệ chiến lược của Pháp.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nhanh chóng bác bỏ những cáo buộc này, khẳng định đây chỉ là tin đồn vô căn cứ, mang tính vu khống. Trung Quốc tuyên bố họ luôn giữ lập trường thận trọng và có trách nhiệm trong xuất khẩu vũ khí, đồng thời cam kết đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực cũng như toàn cầu.
Trong khi đó, báo cáo của Bloomberg ngày 5/6 cho biết Indonesia - một trong những khách hàng lớn của Rafale với đơn hàng 42 chiếc - hiện đang cân nhắc mua thêm tiêm kích J-10 của Trung Quốc sau chuyến thăm của các quan chức Không quân nước này tới Bắc Kinh. Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Donny Ermawan Taufanto xác nhận nước này đang trong giai đoạn đánh giá sơ bộ, chưa thực hiện đánh giá kỹ thuật chi tiết.
Giữa lúc tranh cãi chưa hạ nhiệt, tại Triển lãm Hàng không Paris lần thứ 55 vừa khai mạc giữa tháng 6, Giám đốc điều hành Dassault Éric Trappier lên tiếng bảo vệ Rafale, khẳng định đây là mẫu máy bay tốt nhất thế giới, vượt trội cả F-35 và các chiến đấu cơ Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn tạp chí Challenges, ông Trappier cho biết Dassault chưa thể xác nhận những chiếc Rafale có thực sự bị bắn hạ trong trận không chiến ở Nam Á, bởi phía Ấn Độ chưa đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào về tổn thất đó.
Tính đến nay, Dassault đã bán được 533 chiếc Rafale, trong đó 323 chiếc được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Ấn Độ, Ai Cập, UAE, Qatar, Hy Lạp, Croatia, Serbia và Indonesia. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây đang tạo ra sức ép đáng kể lên vị thế thương mại và hình ảnh chiến lược của dòng máy bay này trên thị trường quốc tế.
Các quan chức Pháp tin rằng sau vụ không chiến giữa Ấn Độ và Pakistan hồi tháng 5, trong đó một số chiếc Rafale của Ấn Độ bị bắn hạ, Bắc Kinh đã tận dụng cơ hội để khuếch đại nghi ngờ về khả năng thực chiến của mẫu máy bay do hãng Dassault sản xuất. Cũng trong khoảng thời gian này, Pakistan – quốc gia vốn là đối tác quân sự lâu năm của Trung Quốc - được cho là đã sử dụng tiêm kích J-10C để bắn hạ Rafale, từ đó làm dấy lên làn sóng chú ý đến khí tài quân sự của Trung Quốc trong giới chuyên gia và khách hàng tiềm năng.

Phía Pháp cho rằng những thông tin lan truyền trên mạng xã hội, bao gồm hình ảnh xác máy bay Rafale bị chỉnh sửa, các đoạn video do AI dựng lại mô phỏng không chiến, và nhiều tài khoản mạng xã hội mới xuất hiện cùng lúc sau trận chiến là một phần trong “chiến dịch thông tin sai lệch có chủ đích”. Họ cũng nhấn mạnh đây không đơn thuần là một cuộc công kích vào một dòng máy bay, mà còn là nỗ lực nhằm làm suy yếu uy tín quốc gia, năng lực công nghiệp quốc phòng và nền tảng công nghệ chiến lược của Pháp.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nhanh chóng bác bỏ những cáo buộc này, khẳng định đây chỉ là tin đồn vô căn cứ, mang tính vu khống. Trung Quốc tuyên bố họ luôn giữ lập trường thận trọng và có trách nhiệm trong xuất khẩu vũ khí, đồng thời cam kết đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực cũng như toàn cầu.
Trong khi đó, báo cáo của Bloomberg ngày 5/6 cho biết Indonesia - một trong những khách hàng lớn của Rafale với đơn hàng 42 chiếc - hiện đang cân nhắc mua thêm tiêm kích J-10 của Trung Quốc sau chuyến thăm của các quan chức Không quân nước này tới Bắc Kinh. Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Donny Ermawan Taufanto xác nhận nước này đang trong giai đoạn đánh giá sơ bộ, chưa thực hiện đánh giá kỹ thuật chi tiết.
Giữa lúc tranh cãi chưa hạ nhiệt, tại Triển lãm Hàng không Paris lần thứ 55 vừa khai mạc giữa tháng 6, Giám đốc điều hành Dassault Éric Trappier lên tiếng bảo vệ Rafale, khẳng định đây là mẫu máy bay tốt nhất thế giới, vượt trội cả F-35 và các chiến đấu cơ Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn tạp chí Challenges, ông Trappier cho biết Dassault chưa thể xác nhận những chiếc Rafale có thực sự bị bắn hạ trong trận không chiến ở Nam Á, bởi phía Ấn Độ chưa đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào về tổn thất đó.
Tính đến nay, Dassault đã bán được 533 chiếc Rafale, trong đó 323 chiếc được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Ấn Độ, Ai Cập, UAE, Qatar, Hy Lạp, Croatia, Serbia và Indonesia. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây đang tạo ra sức ép đáng kể lên vị thế thương mại và hình ảnh chiến lược của dòng máy bay này trên thị trường quốc tế.